Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TS Lê Xuân Nghĩa kiến nghị dùng một phần quỹ dự trữ ngoại hối để kích thích nền kinh tế

Kinhtedothi - "Chúng tôi rất mong doanh nghiệp Việt Nam, kể cả kinh tế hộ gia đình có được sự hỗ trợ của Chính phủ mạnh mẽ và hiệu quả như các nước khác đã làm (Mỹ, châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á). Theo đó, chỉ cần hoán đổi một phần quỹ dự trữ ngoại tệ 107 tỷ USD cũng có thể tạo ra nguồn lực rất lớn” - TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển kinh doanh chia sẻ tại giao lưu trực tuyến "Doanh nghiệp Việt trách nhiệm và bản lĩnh vượt đại dịch" do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức chiều 11/10.

 TS Lê Xuân Nghĩa chia sẻ tại buổi toạ đàm trực tuyến. Ảnh: Thanh Hải

TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, gợi ý của Chủ tịch Quốc hội về xây dựng gói giảm lãi suất quy mô hơn 2.000 tỷ đồng cấp bù lãi suất, nên được thảo luận một cách nghiêm túc.

Các chính phủ như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu đều có gói tài trợ lớn, hỗ trợ trực tiếp tiền cho DN, người lao động. Như Chính phủ Mỹ đã tài trợ cho DN và người dân 5.800 tỷ USD, GDP của Mỹ khoảng 20.000 tỷ, như vậy chiếm hơn 27% GDP. Thậm chí, Nhật Bản còn hỗ trợ mạnh hơn, 3.400 tỷ USD trên 5.000 tỷ USD GDP, chiếm trên 60% GDP. Họ hỗ trợ người lao động được hưởng lương và cho những DN lớn vay, tức là những DN cần phục hồi vay. Hay châu Âu dùng gói 6.000 tỷ USD/15.000 tỷ GDP, chiếm 60% GDP. Mục tiêu số 1 của họ là DN phải giữ lại lao động bằng mọi giá, làm việc luân chuyển hay thậm chí nghỉ việc vẫn được hưởng lương.

“Điều đó cho thấy phải hà hơi tiếp sức ngay để có sức bật. Không có vốn, không có lao động rất khó bật trong bối cảnh khó khăn hiện nay”, TS Lê Xuân Nghĩa nói. Ở Việt Nam, ông Lê Xuân Nghĩa tính toán mới hỗ trợ khoảng 30.000 tỷ, khoảng hơn 1 tỷ USD, chiếm mấy phần trăm GDP, và cho rằng quy mô như vậy là nhỏ và chưa đủ để tạo ra sức bật giúp nền kinh tế phục hồi rõ nét.

Song, ở nước ngoài họ hỗ trợ lấy tiền từ đâu? Theo ông, không chính phủ nào có tiền dư thừa nhiều như vậy, họ đều phải vay để tài trợ DN, vay từ dân, vay từ ngân hàng trung ương (thông qua trái phiếu chính phủ) dưới những cách gọi khác nhau, như “Ngân hàng trung ương mua tài sản”, “Mở rộng bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương” hoặc “Nới lỏng định lượng”… Ông Lê Xuân Nghĩa khẳng định, tất cả các nước đều dùng chính sách tài khóa để hỗ trợ DN. Họ gần như không dám sử dụng hệ thống ngân hàng thương mại vào việc này. Chưa có nước nào tài trợ qua ngân hàng.

Tại Việt Nam, nợ xấu là bệnh nền của nền kinh tế ngay cả khi chưa có dịch Covid-19. Nay khi có dịch bệnh, nợ xấu đã trở thành vấn đề lớn. Chúng ta lo ngại khoanh nợ giãn nợ sẽ gây khó khăn cho ngân hàng thế nào? Ngân hàng thương mại thực chất cũng là một DN, kinh doanh bằng tiền và lòng tin của người gửi tiền. Sự an toàn của các ngân hàng thương mại chính là để ổn định lòng tin của dân chúng, ổn định toàn bộ kinh tế vĩ mô và uy tín quốc tế của một quốc gia.

“Vay dài hạn, vốn lưu động… cũng rất dễ trở thành nợ xấu nếu DN khó khăn. Tôi nghĩ phần lớn những DN của ta hiện nay đang rất khó khăn nợ xấu, không có tài sản đảm bảo”- ông Nghĩa nói. Và nếu áp dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng thì rất ít doanh nghiệp có thể tiếp cận được, vì các điều kiện lần lượt là doanh nghiệp không có nợ xấu, phải có doanh thu, lợi nhuận và có tài sản đảm bảo.

Vị chuyên gia cũng cho biết có một lượng tiền dự trữ ngoại tệ do Ngân hàng Trung ương quản lý, khoảng 107 tỷ USD, từ trước đến nay chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt. “Chống dịch như chống giặc. Giờ giặc đến nhà “vào tận gầm giường rồi” mà không bỏ ra. Chúng ta chưa có chính sách đặc biệt. Có tiền nhưng không bỏ ra. Chúng ta phải tin DN và lấy họ là nền tảng để phục hồi, ngay cả phục hồi lao động cũng phải từ DN” - ông Lê Xuân Nghĩa đặt vấn đề.

Từ những phân tích trên TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, với Việt Nam không cần phát hành trái phiếu chỉ cần hoán đổi một phần quỹ ngoại tệ là nguồn lực rất lớn. “Từ bài học của thế giới và bài học kinh nghiệm năm 2009, cần thực hiện gói kích thích về lãi suất nhanh, quy mô đủ rộng, đừng như muối bỏ biển. Biện pháp đưa ra cần đơn giản, tiện lợi để nhanh chóng hỗ trợ DN thời điểm này” - ông Nghĩa nhấn mạnh.

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng ở thời điểm hiện tại, năng lực thể chế và năng lực của ngân hàng trung ương khác trước rất nhiều. Quốc hội, Chính phủ cũng hiểu rõ về các vấn đề kinh tế vĩ mô và những bài học để đời đã thấm thía, là nền tảng quan trọng để thực hiện gói này.

Về phía DN, TS Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh, bây giờ chúng ta đang bắt đầu mở cửa, DN cần tái cấu trúc. Thứ nhất, DN phải tính phục hồi nhanh, tìm thị trường, lao động. DN phải có kế hoạch thị trường. Tái cấu trúc là DN xem mình đang kinh doanh cái gì, ngành nào bỏ, ngành nào giữ, cái gì yếu bỏ, cái gì mạnh nhân đối lên; tái cấu trúc nhân sự, thu hút, đào tạo lao động, số hóa… Thứ hai, DN cần xây dựng gói tài chính, trong đó xây dựng kế hoạch tài chính tổng thể, kế hoạch về thuế, nợ và phải gửi các cơ quan chức năng xem xét. "Phải có phương án giãn, hoãn nợ cho DN chứ không chỉ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đến 30/6/2022 như hiện nay" - ông Lê Xuân Nghĩa bày tỏ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tháng 1/2025, thu hút FDI tăng 48,6%

Tháng 1/2025, thu hút FDI tăng 48,6%

05/02/2025 | 12:04

Kinhtedothi - Tháng 1/2025, tổng vốn FDI đăng ký hơn 4,3 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ, vốn thực hiện trên 1,5 tỷ USD, tăng 2%.

Vàng tăng dữ dội, người dân xếp hàng mua

Vàng tăng dữ dội, người dân xếp hàng mua

05/02/2025 | 11:56

Kinhtedothi - Giá vàng trong nước sáng 4/2 tiếp đà tăng mạnh, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng. Bất chấp giá vàng liên tục phá đỉnh cũ, người dân xếp hàng dài tại nhiều cửa hàng vàng tại Hà Nội để mua vào.

Thách thức điều hành chính sách tiền tệ

Thách thức điều hành chính sách tiền tệ

05/02/2025 | 11:45

Kinhtedothi- Năm 2025 được dự báo tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn, thách thức với kinh tế Việt Nam nói chung và với điều hành chính sách tiền tệ nói riêng.

Thị trường vàng ngóng khai xuân

Thị trường vàng ngóng khai xuân

03/02/2025 | 23:22

Kinhtedothi- Hôm nay 3/2, tức mùng 6 Tết, các đơn vị kinh doanh vàng mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Dự báo giá vàng còn tăng và lượng khách sẽ đông đúc hơn trước kỳ nghỉ lễ.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ