“Tư duy mở, hành động nhanh” đưa xuất khẩu nông sản bứt phá
Kinhtedothi - Thông tin từ Bộ NN&PTNT ngày 31/3 cho biết, trong quý I/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 22,6 tỷ USD. So với quý I/2021, con số này tăng 6,3%.
Nông lâm thủy sản xuất siêu 3 tỷ USD
Số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, trong tháng 3/2022, kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản ước trên 4,7 tỷ USD, tăng 6% so với tháng 3/2021, tăng 47,1% so với tháng 2/2022. Tính chung quý I/2022, kim ngạch XK nông lâm thủy sản đạt trên 12,8 tỷ USD, tăng 15,3% so với quý I/2021.
Trong quý I/2022, nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ như: Cao su, chè, gạo, hồ tiêu, sắn; các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ. Đơn cử như: Giá trị xuất khẩu cà phê đạt khoảng 1,2 tỷ USD (tăng 50,4%); hồ tiêu khoảng 252 triệu USD (tăng 40,8%); sắn và sản phẩm sắn đạt 420 triệu USD (tăng 15,5%), cá tra đạt 606 triệu USD (tăng 82,0%), tôm đạt 929 triệu USD (tăng 39,7%); mây, tre, cói thảm đạt 265 triệu USD (tăng 34,4%).
Tính chung quý I, kim ngạch nhập khẩu (NK) các mặt hàng nông lâm thủy sản ước gần 9,8 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị NK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 6,2 tỷ USD, giảm 2,7%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 564,3 triệu USD, tăng 13%; nhóm lâm sản chính khoảng 675,4 triệu USD, giảm 10,3%; nhóm sản phẩm chăn nuôi khoảng 726,3 triệu USD, giảm 15,5%; nhóm đầu vào sản xuất ước trên 1,6 tỷ USD, giảm 2,3%...
Đứng đầu thị trường NK của Việt Nam là Brazil khi nước này xuất khẩu sang Việt Nam đạt 846 triệu USD, chiếm 8,6% thị phần. Trong đó mặt hàng bông các loại chiếm 29,5% giá trị; tiếp theo là Campuchia đạt khoảng 738,4 triệu USD, chiếm 7,5%, với mặt hàng cao su chiếm khoảng 81,1%...
Thúc đẩy mở cửa thị trường
Theo Bộ NN&PTNT, ngay từ đầu năm 2022, toàn ngành đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các bộ ngành, địa phương tập trung nội lực, đoàn kết, thúc đẩy phát triển lĩnh vực nông nghiệp với phương châm “Tư duy mở, hành động nhanh, kết quả thật”.
Ước giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 3 tháng đầu năm 2022 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 40,3% thị phần, châu Mỹ (29,5%), châu Âu (13,1%), châu Đại Dương (1,7%) và châu Phi (1,3%).
Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ đạt gần 3,5 tỷ USD, chiếm 27,1% thị phần; đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc với trên 2,1 tỷ USD, chiếm 16,6% thị phần...
Bộ NN&PTNT đã chủ động trong phân phối tiêu thụ trong nước, đàm phán mở cửa thị trường và thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp; Lệnh 248, 249 của Trung Quốc gây ách tắc nông sản tại các cửa khẩu, chiến sự Nga và Ukraine gây bất ổn thị trường xuất khập khẩu và nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Để thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung mặt hàng nông sản tại các địa phương trong điều kiện mới. Tăng cường hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ trong nước.
Triển khai cập nhật hệ thống phần mềm dữ liệu cung cầu nông sản từ địa phương. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tại địa phương sản xuất nông nghiệp trọng điểm và tại các cửa khẩu chính với Trung Quốc. Chuẩn bị tổ chức đoàn giao thương, quảng bá chuỗi cung ứng trái cây, thủy sản tại Trung Quốc.
Cùng với đó, thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc. Chuẩn bị nội dung làm việc song phương với Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc. Đồng thời, xây dựng đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đi EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản...
Bao giờ hết cảnh ùn tắc nông sản tại cửa khẩu?
Kinhtedothi - Tốc độ thông quan “nhỏ giọt” khiến DN phải oằn mình cõng chi phí phát sinh hàng giờ, hàng ngày. Trong khi đó, các cơ quan quản lý vẫn loay hoay với giải pháp căn cơ cho xuất khẩu nông sản. Vậy đến bao giờ mới hết cảnh ùn tắc nông sản tại cửa khẩu?
Lộ trình nào cho xuất khẩu nông sản chính ngạch?
Kinhtedothi - Kiểm soát chất lượng gắn với xây dựng vùng sản xuất an toàn là điều kiện tiên quyết để nông sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu của các thị trường có giá trị cao. Đây cũng là bước đi tất yếu trong lộ trình chuyển đổi từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch.
Xuất khẩu nông sản tăng trưởng khả quan
Kinhtedothi - Việc ký kết thành công nhiều hợp đồng xuất khẩu cùng với các mặt hàng nông sản chủ lực được giá đang giúp DN Việt Nam khởi sắc doanh thu. Đây là tín hiệu lạc quan dự báo năm 2022 xuất khẩu nông sản tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng cao.