Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tự hào những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trên mảnh đất danh hương Thường Tín

Kinhtedothi - Chiến tranh đã lùi xa, đất nước hòa bình, độc lập và đang phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng. Để có được điều đó không thể không nhắc đến thế hệ cha anh đi trước đã đổ biết bao xương máu và sự hy sinh to lớn, thầm lặng của các Mẹ Việt Nam anh hùng.

Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Điểm, xã Tự Nhiên.

Giữa mùa tri ân, chúng tôi tìm về bên Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Hoàn, xã Minh Cường, huyện Thường Tín. Ở tuổi 102, giờ Mẹ không còn nghe được rõ, chuyện ngày trước có đoạn nhớ đoạn quên, nhưng ánh mắt Mẹ như sáng hơn khi nhắc những chuyện xưa.

Mẹ sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở tại Giáo xứ Kẻ Nghệ, thôn Khôn Thôn, xã Minh Cường. Mẹ lập gia đình và có người con trai duy nhất là anh Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1953).

Mẹ tần tảo sớm hôm, làm nhiều nghề khác nhau để nuôi anh Đức khôn lớn. Năm 1967, chiến dịch mùa khô ngày càng khốc liệt ở chiến trường miền Nam, anh Đức nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường vào mặt trận Quảng Nam. Chiến tranh khốc liệt, Mẹ không nhận được dù là một mẩu tin của người con trai nơi chiến trường khốc liệt. Năm 1971, mặt trận báo về, anh Đức hy sinh. Vượt lên nỗi đau, Mẹ chia sẻ: “con mẹ hy sinh xương máu cho Tổ quốc, là vun đắp cho hoà bình dân tộc, đó là niềm tự hào của người mẹ”.

Đất nước thống nhất Bắc - Nam một nhà, Mẹ Hoàn tần tảo làm nghề buôn bán, trở thành tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong phong trào lao động sản xuất tại địa phương. Năm 2009 được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp ngành, phần mộ của liệt sĩ Nguyễn Văn Đức được đưa về quê nhà tại nghĩa trang liệt sĩ xã Minh Cường.

Tâm nguyện lớn nhất của Mẹ Hoàn được đón anh Đức về với quê hương đã trọn vẹn. Giờ tuổi đã cao nhưng Mẹ vẫn giữ tinh thần lạc quan, mỗi dịp cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đoàn thể đến thăm hỏi, Mẹ Hoàn thường đọc thơ, hát cho mọi người nghe. Mẹ Hoàn giờ sống chung với người cháu trai họ.

Ngoài sự quan tâm chu đáo của cấp ủy, chính quyền các cấp, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Việt Thái cũng nhận phụng dưỡng Mẹ suốt đời.

Chia tay Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Hoàn, chúng tôi tìm về gặp Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Điểm ở xã Tự Nhiên để nghe mẹ kể về những ký ức hào hùng một thời “khói lửa”.

Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Thường Tín Tạ Hữu Thọ thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Hoàn

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Điểm sinh năm 1925, trong một gia đình thuần nông nghèo tại xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa. Năm 1947, Mẹ theo gia đình ra Hà Nội, sau đó kết hôn với ông Nguyễn Hồng Thắng, người xã Tự Nhiên, sinh sống tại số 95 Khâm Thiên - Hà Nội.

Căn nhà nhỏ của gia đình Mẹ Điểm ở phố Khâm Thiên trở thành cơ sở nuôi giấu và hoạt động cách mạng. Đến năm 1952 thì bị lộ, gia đình chuyển về xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa; đến năm 1980, gia đình Mẹ lại phải chuyển về xã Tự Nhiên sinh sống cho đến nay.

Mẹ Điểm sinh được 8 người con, trong đó có 4 người đi bộ đội, 2 người đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đó là liệt sĩ Nguyễn Ngọc Lý (SN 1952), hy sinh ở chiến trường Quảng Trị năm 1969 và liệt sĩ Nguyễn Công Kỳ (SN 1958), hy sinh ở chiến trường Hoàng Viên Sơn trong cuộc chiến tranh Biên giới Tây Nam năm 1979.

Năm nay, ở tuổi 99 tuổi, dù sức khỏe đã yếu nhưng vẫn còn minh mẫn, Mẹ đang sinh sống cùng người con trai út và được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thường Tín nhận phụng dưỡng. Nhiều năm liền, gia đình đạt danh hiệu “Gia đình cách mạng gương mẫu”, năm 2021, Mẹ vinh dự là một trong 20 Mẹ Việt Nam anh hùng tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Trên dải đất hình chữ S, còn biết bao Mẹ Việt Nam anh hùng trung hậu, tảo tần, lặng thầm với nỗi đau mất chồng, mất con nơi chiến trường để góp phần thêu dệt nên trang sử hào hùng, chói lọi của dân tộc. Kết thúc các cuộc chiến tranh, Thường Tín có 252 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hiện chỉ còn Mẹ Hoàn, Mẹ Điểm còn sống.

Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh khẳng định, để bù đắp những đau thương mất mát, giúp các mẹ có cuộc sống tốt hơn, ngoài thực hiện đầy đủ các chế độ ưu đãi của Nhà nước, nhiều năm qua các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở đã chăm sóc, phụng dưỡng bằng những hành động cụ thể, thiết thực.

Những tình cảm chân thành xuất phát từ lòng tôn kính cùng sự biết ơn sâu sắc đã giúp các mẹ sống vui khỏe, sống thọ hơn để thấy quê hương, đất nước ngày càng đổi mới và phát triển đi lên. Trong đó có một phần đóng góp của cán bộ, Nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín.

“Chiến tranh đã lùi xa nhưng trong giọng nói, ánh mắt của các mẹ vẫn vẹn nguyên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng, vẫn trọn vẹn một niềm tin vào lý tưởng, vào Đảng, vào tương lai của đất nước. Thế hệ hôm nay rất đỗi tự hào về các mẹ - những người Mẹ Việt Nam anh hùng” - Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh chia sẻ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

28/01/2025 | 04:39

Kinhtedothi - Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như đang hối hả, bận rộn hơn khi nơi đây đang bước vào vụ hoa lớn nhất trong năm, phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận dịp Tết.

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

26/01/2025 | 11:50

Kinhtedothi - Dù còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm cao trong lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2024 đã có nhiều khởi sắc.

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

26/01/2025 | 11:25

Kinhtedothi – Tăng cường tuyên truyền, giám sát việc chấp hành các quy định về PCCC… là những việc mà Công an quận Tây Hồ tập trung thực hiện nhằm ngăn chặn những nguy cơ mất an toàn về cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là các nơi thờ cúng, đốt vàng mã.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ