Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn chính thức thông xe

Kinhtedothi - Dự án có tổng mức đầu tư 1.607 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội.

 Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn chính thức thông xe.

Nối dài cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

Sáng nay (4/2, tức Mùng 4 Tết Nhâm Dần 2022), Lễ Thông xe cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 đã chính thức diễn ra tại tỉnh Ninh Bình. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Báo cáo với Thủ tướng về dự án, Giám đốc Sở GTVT Ninh Bình Lê Trọng Thành cho biết, cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn có tổng chiều dài là 15,2km, trong đó phần tuyến chính được cải tạo, nâng cấp theo quy mô đường cao tốc khoảng 7,0 Km. Dự án được đầu tư với quy mô 4 làn xe, giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư theo quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h.

Dự án có tổng mức đầu tư 1.607 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội. Dự án chính thức được khởi công ngày 02/12/2019 và đến nay đã cơ bản hoàn thành đủ điều kiện thông xe phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Ông Lê Trọng Thành nhấn mạnh, cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn khánh thành có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dự án đầu tiên trong 11 dự án thành phần được Quốc hội phê duyệt tại Nghị Quyết số 52/2017/QH14.

Sự có mặt của đoạn tuyến cao tốc này sẽ giúp nối liền tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, góp phần hoàn thiện toàn bộ tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực đồng thời giảm tải cho tuyến QL1A hiện đã mãn tải.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu cắt băng khánh thành dự án cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn. 

Chủ thể chính là người dân

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển hạ tầng giao thông là một trong ba đột phá chiến lược đã được xác định từ 3 khoá Đại hội Đảng (khoá XI, XII và XIII). Trong đó, cao tốc Bắc - Nam phía Đông là một trong những đột phá của hạ tầng giao thông để tập trung đầu tư.

Theo Thủ tướng, cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn đảm bảo đúng tiến độ trong bối cảnh dự án bị bủa vây bởi nhiều khó khăn, trong đó có sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19. Có được điều này là nhờ sự tin tưởng giao cho địa phương, cụ thể ở đây là ngành GTVT Ninh Bình là cơ quan có thẩm quyền.

“Khi phân cấp đừng sợ người ta không làm được, không ai có trách nhiệm hơn chính địa phương có dự án chạy qua. Đừng sợ giao cho tỉnh, không có tỉnh nào không làm được, sợ nhất là không dám giao thôi. Đây là mấu chốt của vấn đề. Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với kiểm tra giám sát, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực cán bộ" – Thủ tướng nói và nhấn mạnh: “Nếu lo không biết bơi, đưa ra bể bơi sẽ chết đuối thì không bao giờ làm được”.

Từ dự án Cao Bồ - Mai Sơn, Thủ tướng nhắc nhở ngành GTVT cũng như các cơ quan, đơn vị liên quan bài học về công tác GPMB cho các dự án. Đó là phải đả thông được tư tưởng. Bởi “tư tưởng không thông thì bình tông cũng nặng". Muốn tư tưởng người dân thông thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để vận động. Tư tưởng thông rồi thì làm việc gì cũng thuận.

Lấy ví dụ từ chính cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Thủ tướng cho biết, vào giờ này năm ngoái (năm 2021), dự án này vẫn đang loay hoay với việc GPMB. Để thực hiện tốt công tác GPMB thì phải xác định chủ thể chính là người dân. Phải tuyên truyền, làm công tác tư tưởng cho người dân hiểu tầm quan trọng của dự án đem lại, giá đền bù cho người dân phải thoả đáng. Cuộc sống của người dân phải nâng cao.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo các Chủ đầu tư, Ban QLDA quản lý các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nhất là người đứng đầu cần bám sát, quyết liệt trong điều hành, quản lý chất lượng, tiến độ, vốn đầu tư trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Đối với ngành GTVT các địa phương, Thủ tướng yêu cầu cùng thi đua, nỗ lực phấn đấu để xây dựng, đưa vào sử dụng nhanh, an toàn, đảm bảo chất lượng và hiệu quả nhiều công trình hơn nữa trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Theo Thủ tướng, đây là khâu đi đầu, đột phá góp phần vô cùng quan trọng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp, theo hướng hiện đại.

Đối với việc lựa chọn nhà thầu thi công dự án, Thủ tướng lưu ý cần phải lựa chọn kỹ năng lực của nhà thầu, đừng chia nhỏ các gói thầu, đừng có hình thức “quân xanh, quân đỏ”, phải tránh tiêu cực, lợi ích nhóm.

Cũng trong khuôn khổ buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu đã tiến hành cắt băng khánh thành Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020 đoạn Cao Bồ - Mai Sơn.

Bộ GTVT cho biết, tính đến tháng 1/2022, công tác GPMB thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 (11 dự án thành phần) đã cơ bản hoàn thành; khối lượng còn lại không nhiều, không ảnh hưởng đến tiến độ thi công, còn cục bộ một số vị trí khoảng 0,453/652,86km (chiếm 0,07%), một số khu tái định cư đang được các địa phương tích cực triển khai thực hiện. Về tiến độ thực hiện, hiện 11 dự án đã khởi công xây dựng, lũy kế sản lượng đến nay đạt 15.133,69/56.709 tỷ đồng, tương đương 26,7% giá trị các hợp đồng. Trong số 11 dự án, ngoài Dự án cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn đã hoàn thành, 9/11 dự án còn lại dự kiến hoàn thành đúng kế hoạch.

Chỉ định thầu cao tốc Bắc - Nam được không?

Chỉ định thầu cao tốc Bắc - Nam được không?

Những công trường cao tốc không nghỉ Tết

Những công trường cao tốc không nghỉ Tết

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Hanoi Metro phát động hành trình xanh chào Xuân Ất Tỵ

Hanoi Metro phát động hành trình xanh chào Xuân Ất Tỵ

23/01/2025 | 14:21

Kinhtedothi - Sáng 22/1, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) đã tổ chức Lễ phát động “Kế hoạch cao điểm Tết và Lễ hội Xuân 2025” với chủ đề: “Hành trình xanh cùng Hanoi Metro chào Xuân Ất Tỵ”, kêu gọi Nhân dân Thủ đô đến với vận tải hành khách công cộng.

Phát triển giao thông xanh: cần chính sách ưu đãi với nhiên liệu xanh

Phát triển giao thông xanh: cần chính sách ưu đãi với nhiên liệu xanh

21/01/2025 | 16:24

Kinhtedothi - Xác định phương tiện sử dụng điện là phương án tối ưu trong phát triển giao thông xanh, các chuyên gia cho rằng, cần khơi thông cơ chế và có những chính sách ưu đãi với nhiên liệu xanh để thu hút, hỗ trợ DN và người dân thực hiện chuyển đổi.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ