Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2018: Lo chỗ học cho tuổi “Dê vàng”

Kinhtedothi - Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2018 ở Hà Nội dự báo sẽ “nóng” bởi số lượng học sinh (HS) năm Quý Mùi (năm 2003) tăng nhiều so với các năm trước.

Dự kiến có khoảng hơn 100.000 thí sinh “đọ sức” để giành suất vào học trường công.
Tăng 24.000 học sinh

Với hơn 100.000 thí sinh dự thi, số HS tham dự kỳ tuyển sinh vào lớp 10 tới ở Hà Nội so với năm 2017 sẽ tăng 24.000 em. Mà chỉ 60% số đó có chỗ trong các trường công lập, còn lại sẽ học ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên. Thế nên nỗi lo của phụ huynh vốn đã được cảnh báo ở nhiều mùa thi đã qua lại càng được hâm nóng trước kỳ thi năm tới.

Một giờ học của học sinh trường THCS Dân Hòa (Thanh Oai - Hà Nội).  Ảnh: Trung Đức

Chị Trần Thị Hiền có con học lớp 9 trường THCS Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa) cho biết: “Lứa "Dê vàng" này, không chỉ khó cạnh tranh trường công lập mà cả những trường ngoài công lập chất lượng cũng sẽ khó bởi quá đông HS. Gia đình tôi đã tìm gia sư về kèm thêm cho con ở nhà, mong con đạt được kết quả tốt để vào trường chất lượng" – chị Hiền tâm sự. Hiệu trưởng trường THCS Huy Văn (quận Đống Đa) Bùi Thị Hồng Thủy cho biết, năm nay khối lớp 9 là 8 lớp, tăng 1 lớp so với năm trước, sĩ số HS/lớp cũng đông hơn. Nguyên nhân là do năm sinh 2003 được cho là năm "Dê vàng", nên tỷ lệ sinh tăng, dẫn đến số HS cũng tăng hơn năm trước. “Đến thời điểm này trường chưa tăng cường ôn thi vào 10, nên vẫn phải dạy bám sát chương trình của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Thường đến đầu tháng 5, khi chương trình khép lại, trường mới tăng cường ôn tập 2 môn Văn, Toán để HS thi vào cấp 3” – bà Thủy chia sẻ. Tuy nhiên, theo bà Thủy thì việc học và nâng chất lượng HS phải là nền tảng từ lớp 6. Do đó, ngoài học chương trình khung của Bộ GD&ĐT, trường đã tổ chức bồi dưỡng, củng cố kiến thức HS trong nhà trường theo cấp phép. “Trường phân nhóm và phân loại theo năng lực để củng cố kiến thức cho các em. Tất cả HS phải có kiến thức nền từ lớp 6, cuối cấp chỉ tăng cường ôn từ tháng 5, sau khi HS đã tốt nghiệp THCS” – bà Thủy cho biết.

Áp lực do thiếu trường công

Sĩ số HS tăng, trong khi những năm gần đây Hà Nội có chủ trương giảm sĩ số HS/lớp để tăng chất lượng khiến HS, phụ huynh, lãnh đạo các trường như "ngồi trên đống lửa”. Lãnh đạo trường THCS Khương Đình (quận Thanh Xuân) cho biết, điều lo nhất là chỉ tiêu vào lớp 10 năm nay có được điều chỉnh tăng lên so với năm ngoái hay không. Nếu các trường THPT không được tăng chỉ tiêu để đảm bảo sĩ số như năm trước thì HS sẽ rất vất vả để đỗ được vào công lập.

Thực tế là số trường THPT công lập ở Hà Nội không đủ để đáp ứng nhu cầu người học, chứ chưa nói đến năm đẹp, HS đông hơn. Tiêu biểu là quận Cầu Giấy, trong khi số lượng trường THCS công lập và ngoài công lập tới 21 trường, thì khối THPT chỉ có 3 trường công lập. Bà Lê Thị Thúy Nga - Hiệu trưởng trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) cho biết, khi tuyển đầu vào, trường công lập như THCS Dịch Vọng phải tuyển tất cả HS lớp 6 trên địa bàn, nghĩa là không được chọn đầu vào. Chính vì vậy, để nâng chất lượng HS, đảm bảo tỷ lệ đỗ vào các trường THPT công lập cao, giáo viên rất vất vả. Không chỉ giáo viên, mà phụ huynh, HS đều khá căng thẳng.

Trước lo ngại thiếu trường này, lãnh đạo Sở GD&ĐT cho biết, năm nay Hà Nội đã xây mới một số trường THPT công lập nên tăng cơ hội học công lập cho HS tốt nghiệp THCS. Bên cạnh đó, Sở cũng đang làm tờ trình báo cáo TP về việc đảm bảo tỷ lệ phần trăm chỉ tiêu công lập tương đương năm trước để tạo điều kiện cho HS được học công lập.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ