Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ứng xử thế nào khi tham gia môi trường mạng?

Kinhtedothi - Khi tham gia môi trường mạng, người sử dụng cần lưu ý các kỹ năng khai thác thông tin và ứng xử phù hợp.

Khi tham gia môi trường mạng, người sử dụng cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

Nên lan tỏa những thông tin, hình ảnh tốt đẹp về các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, phê phán những cái xấu, biểu hiện lệch lạc, hướng tới thông điệp nhân văn,  xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Thể hiện sự tôn trọng cộng đồng trong giao tiếp, ứng xử trên môi trường mạng. Sử dụng ngôn ngữ đảm bảo giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không sử dụng ngôn ngữ lai căng, tục tĩu, cá biệt và mang xu hướng bạo lực. Chỉ đăng, phát thông tin rõ nguồn gốc, thông tin đã được kiểm chứng, thông tin thông vi phạm pháp luật.

Cùng với đó, nên sử dụng chính danh khi tham gia môi trường mạng. Hành vi mạo danh cá nhân, tổ chức để lập các tài khoản, đăng phát, chia sẻ, truyền đưa thông tin sai sự thật nhằm bôi nhọ, hạ uy tín người khác và trục lợi là vi phạm pháp luật. Người sử dụng thông tin trên môi trường mạng có trách nhiệm tìm hiểu, trau dồi, bổ sung kiến thức văn hóa, pháp luật, rèn luyện kỹ năng tực bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng. Tự bảo vệ mật khẩu cá nhân tuyệt đối không chia sẻ cho người khác. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ danh sách bạn bè. Thận trọng, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi kết bạn hoặc tham gia các hội, nhóm trên mạng xã hội. Hủy kết bạn với người khác, hủy tham gia nhóm khi cảm thấy thông tin của người, nhóm đó không phù hợp với lợi ích cộng đồng.

Bên cạnh đó, chủ động nhận diện thông tin, khi phát hiện thông tin vi phạm trên môi trường mạng cần lưu lại chứng cứ, đồng thời thông báo với đơn vị cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chức năng để kịp thời giải quyết. Người phát hiện thông tin vi phạm có thể liên hệ trực tiếp cho đơn vị cung cấp dịch vụ qua số điện thoại đường dây nóng (hotline), hộp thư (email)… đăng tải trên trang tin, hoặc sử dụng các tính năng báo cáo (report) sẵn có trên trang tin để thông báo cho quản trị trang tin những nội dung không phù hợp để kịp thời xử lý.

Cán bộ, công chức, người lao động, học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội cần gương mẫu, chuẩn mực khi tham gia môi trường mạng. Sử dụng mạng xã hội để thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,  mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô; giới thiệu, quảng bá hình ảnh, lịch sử, địa lý, sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô tới bạn bè trong nước và ngoài nước; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt điển hình tiên tiến, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên môi trường mạng; tham gia đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thông tin sai sự thật; không phát ngôn tùy tiện, bày tỏ quan điểm trái ngược với quan điểm chung của cơ quan, tổ chức mình nơi đang làm việc, tránh ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh của tổ chức, cơ quan; không đăng, phát thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước lên môi trường mạng.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo, khi tham gia môi trường mạng, người sử dụng không nên lập nhóm, lập hội để nói xấu, công kích lẫn nhau. Không đăng tải, chia sẻ thông tin có thể gây xúc phạm, làm mất uy tín, danh dự cá nhân của người khác hoặc làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Không khai thác trái phép dữ liệu cá nhân của người khác cho mục đích thương mại, hoặc các mục đích khác. Không “vào hùa” theo đám đông chia sẻ (share), nhận xét, phê bình trước một thông tin, sự kiện khi chưa hiểu rõ về vụ việc đó, hoặc không có căn cứ để khẳng định sự kiện đó là có thật. Không cổ súy, tiếp tay cho các trào lưu lệch lạc, thiếu văn hóa, gây phản cảm, bị xã hội lên án như trào lưu “bóc phốt”, “tung clip nhạy cảm”, “đủ like là làm”…

Ngoài ra, không đưa thông tin bịa đặt, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây kích động bạo lực, phân biệt dân tộc, vùng miền, giới tính, tôn giáo, hình ảnh trái thuần phong mỹ tục Việt Nam thông tin vi phạm pháp luật. Không sử dụng những ứng dụng không rõ nguồn gốc để tránh bị làm phiền bởi các tin rác hay bị lấy cắp thông tin tài khoản. Không mở tệp tin (file) đính kèm hay đường dẫn (link) được gửi từ người lạ bởi chúng có thể chứa nội dung xấu hoặc tán phát mã độc làm hỏng thiết bị và đánh cắp thông tin tài khoản. Tuyệt đối khống tán phát tệp tin từ các email có địa chỉ không tin cậy hoặc chia sẻ “bom” thư, thư “rác” tới người khác…

 

Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng” trên địa bàn TP Hà Nội nhằm lan tỏa giá trị văn hóa pháp lý trên môi trường mạng, xây dựng thói quen tích cực của người sử dụng trên không gian mạng...

UBND TP Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tế ở địa phương tổ chức chấm sơ loại để chọn 2 video, clip gửi cho Ban Tổ chức Cuộc thi TP. Những video, clip đạt chất lượng được đăng tải công khai trên website cuộc thi để bình chọn. Kết quả cuộc thi sẽ được đăng tải trên Trang thông tin tuyên tuyền, phổ biến pháp luật của TP (https://pbgdpl.hanoi.gov.vn).

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ