Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Văn hóa đô thị nhìn từ thang máy

Kinhtedothi - Mới đây, Ban quản lý tòa nhà chung cư Gelexia Riverside 885 Tam Trinh (Hoàng Mai, Hà Nội) đã xử phạt 2 triệu đồng với hành vi “tè bậy” trong thang máy của tòa nhà đối với hai phụ nữ là khách của một chủ hộ tại chung cư này. Đây là mức xử phạt cao nhất theo quy chế quản lý tạm thời. Sự kiện trên đã dấy lên hồi chuông báo động về văn hóa chung cư Hà Nội thời 4.0.

 Văn hóa xếp hàng khi đứng chờ thang máy. Ảnh minh họa
23 giờ 30 phút ngày 22/6 tại tòa nhà CT2B, đơn nguyên 2 của chung cư Gelexia Riverside, 885 Tam Trinh (quận Hoàng Mai), người dân chung cư phát hiện bãi nước có mùi khai trên sàn thang máy PL06 đã báo cho Ban Quản lý (BQL) tòa nhà. Trích xuất camera an ninh thì biết đó là 2 khách của căn hộ tầng 27. Tất nhiên là chủ hộ sau đó vui vẻ chấp hành các quyết định xử phạt.
Đã từ lâu, văn hóa chung cư của Hà Nội nói riêng của cả nước nói chung đã trở thành đề tài nóng. Ngay từ 2015, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư quy định quy chế quản lý chung cư và năm 2018 đã tiến hành bổ sung, sửa đổi thông tư này nhưng xem ra mọi việc… vẫn như cũ.
Đầu tiên và bức bối nhất là việc các chủ đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Luật Nhà ở, chây ì không trả kinh phí bảo trì của người dân. Sở Xây dựng Hà Nội đã báo cáo UBND TP, công khai 9 chủ đầu tư công trình cao tầng trên địa bàn. Không có kinh phí bảo trì, các tòa chung cư Linh Đàm, Pháp Vân, Việt Hưng, Đại Kim, Kim Văn - Kim Lũ… đưa vào hoạt động gần 20 năm đã lâm vào tình trạng xuống cấp trầm trọng, mốc meo loang lổ.
Tiếp đến là do thiếu kinh phí trả lương nên khá nhiều tòa chung cư trong TP “nghiệp dư hóa” bộ phận quản lý tòa nhà. Ngay cả với HUD, một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm quản lý chung cư, người ta vẫn thấy nhân viên ăn mặc luộm thuộm, đưa cả con nhỏ đến nơi làm việc. Nhân viên được đào tạo cấp tốc nên trình độ am hiểu về hệ thống, điện nước tòa nhà bị hạn chế. Có những khi, tòa nhà không có nước sinh hoạt vì… quên.
Bất cập lớn nhất trong văn hóa chung cư hiện nay là khá nhiều BQL chung cư do dân bầu không đủ năng lực, trình độ để phối hợp với đối tác trực tiếp vận hành công tác kỹ thuật, an ninh tòa nhà. Thu tiền cao thì dân không chịu, thu thấp thì đối tác không nghe. Không ít các chung cư ở quận Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, BQL chung cư “khoán” cho đối tác “tự làm, tự ăn”, ngoài khoản tiền an ninh, trật tự, vệ sinh thì được giao mặt bằng trông coi xe máy, ô tô để bù vào kinh phí.
Ngoại trừ vài chung cư cấp cao, có bộ phận lễ tân và bảo vệ chuyên nghiệp, ngay từ ngoài cổng khu đô thị, hành khách đã được kiểm soát, hầu hết các chung cư tại Hà Nội đang thực hiện chế độ “một cửa”. Nhân viên vận hành tòa nhà trực lễ tân, điện nước và kiêm cả an ninh bảo vệ. Thường ca ngày, với tòa nhà 9 tầng trở lên sẽ có 2 nhân viên, ca đêm chỉ có 1 người. Thế nên, thỉnh thoảng vẫn thấy ngoài hành lang có người đánh giày, xổ số, tăm tre đi rao. Không ít khổ chủ, vài tuần lại thấy lúc hụt đôi dép, lúc mất đôi giày… như là “chuyện ngày thường” ở chung cư. Thỉnh thoảng ngày nghỉ vẫn thấy tiếng đục, khoan tường ầm ầm mà chả hiểu do đâu.
Thang máy, được ví như “quả tim” của tòa nhà, hàng đêm người ta vẫn thấy có những người đàn ông vận quần xà-lỏn cởi trần tranh thủ đi bộ tập luyện. Thấp thoáng đó đây các chị osin bồng cháu xuống gác đi dạo để cháo sữa văng khắp sàn, mùi thuốc lá sặc sụa của quý ông nào đó quên khuất quy định của chung cư. Xa xa là cô nhân viên trực ngồi ngay sảnh ngáp ngắn, ngáp dài, bên cạnh tờ giấy A3 to tướng dán trên tường Nội quy chung cư.
Dường như cư dân ở các chung cư Hà Nội thời 4.0 đang chấp nhận hên - xui. Nơi nào có bác Tổ trưởng dân phố già, cần mẫn có BQL hoạt động có trách nhiệm, nơi đó bà con được nhờ và ngược lại. Với quyết tâm của TP xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại thì văn hóa chung cư không còn là chuyện nhỏ nữa. Để chung cư không phải là “nhà cao tầng có thang máy” thì rất cần chính quyền phường, quận đứng ra xây dựng mô hình chuẩn để nhân rộng ra. Đó là mong muốn chính đáng của người dân mà các cấp chính quyền và Sở Xây dựng Hà Nội không thể đứng ngoài cuộc!
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bưởi cảnh tạo hình "tài lộc" thu hút khách mua

Bưởi cảnh tạo hình "tài lộc" thu hút khách mua

11/01/2025 | 18:34

Kinhtedothi - Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, ngày càng nhiều người tìm mua bưởi cảnh về chơi Tết. Tại các nhà vườn, trái bưởi hình hồ lô, những quả bưởi tài lộc hình thỏi vàng đã chín vàng, sẵn sàng phục vụ.

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Xe ô tô bủa vây trường THCS Phú Đô

Xe ô tô bủa vây trường THCS Phú Đô

06/01/2025 | 13:23

Kinhtedothi - Phớt lờ các quy định của Luật Trật tự ATGT, hàng loạt xe ô tô vẫn ngang nhiên chiếm dụng những tuyến đường xung quanh trường THCS Phú Đô làm nơi dừng đỗ, gây cản trở, mất an toàn giao thông.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ