Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Văn hoá – văn nghệ 2022: Tín hiệu lạc quan đầu năm mới

Kinhtedothi – Khép lại năm 2021 “ngủ yên” vì dịch Covid-19, hoạt động văn hoá, văn nghệ đang trở lại khởi sắc trong năm 2022 với nhiều dự án, chương trình được đầu tư công phu, bài bản, phù hợp với tình hình mới.

Thoả mãn cơn khát nghệ thuật
Sau một năm “ngủ yên” vì dịch bệnh, hoạt động văn hoá – nghệ thuật bắt đầu sôi động trở lại với nhiều dự án được triển khai. Mới đây nhất, lĩnh vực âm nhạc đã bắt đầu chạy đà với những tác phẩm đăng tải trên nền tảng trực tuyến. Nổi bật là tác phẩm mới của Đen Vâu – “Mang tiền về cho mẹ” đang được lan tỏa mạnh mẽ, khi mùa sum họp cận kề. Ra mắt vào ngày cuối năm 2021, MV “Mang tiền về cho mẹ” của rapper Đen Vâu kết hợp cùng giọng ca Nguyên Thảo nhanh chóng vào Top 1 Trending Music của YouTube Việt Nam, đạt 17 triệu lượt nghe sau 5 ngày được đăng tải. Bản rap như một mũi tên trúng hai đích, vừa nói hộ được tâm tư, tiếng lòng của người con dành cho mẹ và cũng dễ dàng khiến bậc sinh thành vui lòng khi nghe.

Chương trình ''Rock Việt'' dự kiến ra mắt khán giả vào ngày 14/1.

Không chịu kém cạnh nhạc rap, năm 2022, nhạc rock được kỳ vọng sẽ thoả mãn cơn khát nghệ thuật của giới trẻ sau khi đã no nê nhạc rap với show truyền hình thực tế “Rock Việt” sẽ lên sóng vào tháng 1/2022. Theo đạo diễn Trịnh Bá Linh: “Thời gian qua, rock Việt như một dòng suối ngầm, vẫn chảy âm ỉ. Thời gian qua là sự chuẩn bị, ẩn mình để nhạc rock bùng nổ trở lại. Sự cộng hưởng của nhà tài trợ, đài truyền hình, ê-kíp sản xuất… sẽ giúp dòng nhạc này có cơ hội được đón nhận trở lại, tương tự nhiều dòng nhạc đã từng nổi lên trước đó”.
Trong khi các đơn vị sản xuất đang trong tâm thế sẵn sàng, thì khán giả cũng có nhu cầu được giải trí. Hai yếu tố này gặp nhau đã giúp thị trường biểu diễn âm nhạc có cơ hội phục hồi. Nhưng trong tình hình dịch bệnh, các chương trình âm nhạc, show diễn vẫn sẽ phát triển đồng thời hai hình thức trực tuyến và trực tiếp. Trong đó, các đêm diễn trực tiếp sẽ có số lượng khán giả giới hạn vì dịch bệnh vẫn còn phức tạp. Đơn cử, ca sĩ Mỹ Tâm sẽ khởi động năm 2022 với loạt đêm diễn trực tuyến cho dự án âm nhạc Acoustic & Lofi-Chill. “Phòng trà online” cũng có hai đêm diễn trực tuyến trong quý I/2022, chương trình âm nhạc trực tuyến “In the Mirror” diễn ra trung tuần tháng 1/2022.
Bên cạnh lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn cũng có sự trở lại ấn tượng. Ngày 3/1, Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021 do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh và kéo dài đến ngày 17/1. Tham dự Liên hoan có 20 đơn vị sân khấu với 26 vở diễn và gần 800 nghệ sĩ, diễn viên tham gia. Các đơn vị, diễn viên và nghệ sĩ đã nỗ lực vượt qua khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để mang đến Liên hoan những chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Theo Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Trần Hướng Dương, Trưởng Ban tổ chức Liên hoan: “Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2021 được tổ chức là một cố gắng lớn của các cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị nghệ thuật kịch nói chuyên nghiệp đang hoạt động, chịu tổn thất vô cùng nặng nề khi mọi hoạt động văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn bị ngưng trệ. Liên hoan sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho lòng yêu nghề vượt mọi khó khăn của các nghệ sĩ, phản ánh trung thực, đầy đủ hiện trạng kịch nói Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Sức sống mới của điện ảnh, mỹ thuật
Trở lại sau một năm vật lộn với dịch bệnh, trong năm 2022, lĩnh vực sản xuất phim truyền hình hứa hẹn trở mạnh mẽ với hàng loạt dự án đang được triển khai. Gây chú ý nhất là dự án phim trinh thám “Trại hoa đỏ” của đạo diễn Victor Vũ vừa bấm máy ở Đà Lạt.

Poster bộ phim ''Trại hoa đỏ'' của đạo diễn Victor Vũ.

Bộ phim là cái bắt tay đầu tiên của đơn vị truyền hình trả tiền K+ với vị đạo diễn điện ảnh “triệu đô” này, và cũng là sản phẩm phim dài tập đầu tiên của Victor Vũ. Không chỉ mời Victor Vũ, đơn vị đầu tư K+ còn mời những nhân sự làm phim sáng giá của điện ảnh trong nước như: Giám đốc hình ảnh Dominic Pereira, Giám đốc mỹ thuật Ghia Fam, biên kịch Đức Nguyễn, Giám đốc âm nhạc Garrett Crosby với tham vọng tạo nên “bom tấn” truyền hình đầu tiên trong nước.
Không trỗi dậy mạnh mẽ như truyền hình, phim điện ảnh đang có những bước đi e dè hơn. Năm 2021, điện ảnh Việt đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh. Đến cuối năm, ngay sau khi TP Hồ Chí Minh cho phép mở cửa rạp chiếu phim, điện ảnh trong nước dần có sự khởi sắc. Đến hiện tại, sau “Rừng thế mạng” chiếu vào dịp cuối năm và đầu năm mới 2022, nhiều nhà sản xuất cũng đã lên lịch dự kiến ra mắt phim. Mở hàng là các phim công chiếu vào dịp Tết Nguyên đán (1/2/2022) như “1990” của đạo diễn Nhất Trung, “Chìa khóa trăm tỷ” của Võ Thanh Hòa và “Trạng Tí phiêu lưu ký” của Ngô Thanh Vân sẽ ra rạp.
Theo đạo diễn Lý Minh Thắng , sau cao điểm dịch, tâm lý và thói quen xem phim rạp của khán giả Việt có thay đổi nhất định. Tuy nhiên, qua những diễn biến tại phòng vé dịp cuối năm, khi có một số phim bom tấn ra rạp như “Spider-man No way home” (tựa Việt: Người nhện không nhà) hay “No time to die “(Không phải lúc chết), nam đạo diễn tin rằng khán giả vẫn còn giữ thói quen muốn tận hưởng không khí xem phim tại rạp.
Bên cạnh lĩnh vực phim truyền hình và điện ảnh, lĩnh vực mỹ thuật cũng có nhiều tín hiệu tích cực trong năm mới. Nhân dịp đón năm mới 2022, tại các không gian trưng bày nghệ thuật ở Hà Nội diễn ra nhiều triển lãm hội họa, điêu khắc, thư pháp, nghệ thuật sắp đặt... phục vụ công chúng.
Từ nay đến hết ngày 12/1, triển lãm “Mùa trong vườn” của hai nữ họa sĩ Trang Thanh Hiền và Nguyễn Mỹ Ngọc khai mạc tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu). Tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền, triển lãm “Chào xuân” của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn cũng kéo dài đến hết ngày 10/1.
Tiếp đến là triển lãm “Nhâm Dần” của họa sĩ, đạo diễn, NSƯT Nguyễn Nghiêm Nhan với 60 bức tranh hổ được khắc họa ở nhiều trạng thái, cung bậc cảm xúc khác nhau. Hổ do Nguyễn Nghiêm Nhan vẽ có nhiều trạng thái, cung bậc. Bút và bàn tay, cùng cảm xúc của tác giả đã cho ra những nét vẽ không lặp lại. Hổ trong tranh ông như con người với đầy đủ cung bậc cảm xúc, yêu đương mãnh liệt, nồng nàn, lãng mạn, bay bổng, ưa hoạt động, thích cái đẹp và luôn tưởng tượng những gì độc đáo, phi thường.
Những hoạt động văn hoá, văn nghệ, dự án sắp ra mắt phục vụ khán giả trong năm 2022 cho thấy sự khởi sắc sau quãng thời gian dài phải tạm ngừng vì dịch bệnh, góp phần làm phong phú món ăn tinh thần của người dân trong dịp Tết Nhâm Dần.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân dịp Nhà hát Lớn Hà Nội 110 tuổi

Chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân dịp Nhà hát Lớn Hà Nội 110 tuổi

Nghệ thuật Xoè Thái: Biểu tượng của tinh thần đoàn kết

Nghệ thuật Xoè Thái: Biểu tượng của tinh thần đoàn kết

Tưng bừng chào đón năm mới cùng chương trình nghệ thuật đặc sắc "Hành trình nhiệm màu"

Tưng bừng chào đón năm mới cùng chương trình nghệ thuật đặc sắc "Hành trình nhiệm màu"

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ