Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vàng thời loạn giá: Nhà đầu tư đừng ham lướt sóng

Kinhtedothi - Tuần qua, giá vàng chạm mốc 56,02 triệu đồng/lượng (bán ra). Đây là mức giá cao nhất, xô đổ tất cả các kỷ lục trước đó nhưng lại bất ngờ giảm dưới 55 triệu đồng. Vàng nhảy múa điên loạn đã khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) cháy túi.

Mua bán vàng tại một cửa hàng trên phố Hoàng Cầu. Ảnh: Thanh Hải
Tăng nhanh, giảm sốc
Thị trường vàng nóng lên từ đầu tuần nhưng bứt phá nhất là phiên thứ Tư và thứ Năm, khi mỗi ngày giá vàng tăng thêm cả 1 – 2 triệu đồng/lượng. Đồng thời, các thương hiệu điều chỉnh giá liên tục. Sức “nóng” của giá vàng khiến nhiều NĐT "đứng ngồi không yên", giao dịch trên thị trường vàng đã sôi động hơn, tấp nập kẻ bán người mua. Tuy nhiên, cả người mua và người bán đều khó có thể kiếm lời.
Trong ngày 24/7, khi vàng lên tới mức kỉ lục cũng là lúc chênh lệch mua vào - bán ra được các đơn vị kinh doanh nới rộng kỷ lục. Mức chênh lệch mua vào 54,04 triệu đồng/lượng – trong khi bán ra 56,02 triệu đồng/lượng, lên tới 1,8 triệu đồng/lượng. Nghĩa là khi mua vàng tại các đơn vị kinh doanh trong nước và muốn bán ngay sau khi rời khỏi tiệm vàng, người mua sẽ chịu một khoản lỗ lên đến gần 2 triệu đồng, bất chấp vàng tăng giá.
Trong khi đó, tại nhiều cửa hàng vàng lớn trên địa bàn TP như phố Trần Nhân Tông, Cầu Giấy... rất đông khách hàng mua vàng ngồi chờ giao dịch. Khi giá vàng biến động tăng mạnh cũng đã khiến nhiều người mất cả chục triệu đồng. Lý do, giá vàng ngày cuối tuần bất ngờ quay đầu giảm đến mức khó tin xuống ngưỡng 53,85 – 54,85 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Với mức giá này, nếu ai mua vàng ở thời điểm trưa hôm trước 24/7, khi giá bán ở mức 56,02 triệu đồng/lượng, nay bán ra đã lỗ 2,5 triệu đồng/lượng. Đây là điều không ai ngờ tới.
Ông Nguyễn Ngọc Trọng - Giám đốc Công ty vàng Đối tác mới (NPJ) cho hay, với tình hình hiện nay rất khó kiếm lời theo kiểu "ăn xổi ở thì" vì chênh lệch mua - bán quá cao. Chỉ những người mua vàng của vài tháng trước, ở vùng giá 44-45 triệu đồng nay thấy giá vàng cao đem bán thì có lời. Còn mua vài ngày trước thì gần như không có lời mà rủi ro rất cao.
Thị trường loạn giá vì thao túng?
Giá vàng gần đây có những diễn biến hết sức kinh ngạc. Các chuyên gia cho rằng, diễn biến của vàng trong nước là kết quả của tâm lý đám đông. Đơn cử cả tuần qua, khi giá vàng biến động mạnh, giá trong nước luôn lạc nhịp với giá thế giới, cao hơn tới gần 2 triệu đồng/lượng theo tỷ giá quy đổi. Hay như phiên cuối tuần khi giá thế giới vẫn phăng phăng leo dốc chính thức phá mốc 1.900 USD/ounce (1.901,3 USD/ounce), thì giá vàng trong nước lại đột ngột giảm sốc.
“Cần lưu ý rằng những giai đoạn thị trường vàng bị thao túng trước đây, giá USD tự do cũng thường tăng vọt do giới đầu cơ tìm cách kéo tỷ giá tăng, để gián tiếp đẩy giá vàng trong nước tăng do được tính theo tỷ giá tự do quy đổi. Tuy nhiên, giá USD trong nước hiện rất ổn định”- Giám đốc trường Quản trị Kinh Doanh BizUni Lâm Minh Chánh nhận xét. Việc đẩy giá vàng miếng SJC tăng không có điểm dừng có nguyên nhân từ thiếu nguồn cung vàng do từ lâu SJC không còn dập vàng miếng. Do vậy SJC phải "thủ" dẫn đến giá tăng liên tục dù giá vàng thế giới cùng thời điểm khá ổn định. Còn đến cuối tuần do người mua ùn ùn đi bán thì giá vàng lại giảm sốc bất kể giá thế giới đi lên.
Bình luận về xu hướng giá vàng trong thời gian tới, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hoàng Minh nhận định, giá vàng thế giới còn diễn biến phức tạp, chủ yếu phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh Covid -19 trên thế giới cũng như diễn biến căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Do vậy, giá vàng trong thời gian này còn nhiều yếu tố rủi ro nên người dân cần thận trọng, tránh đầu tư theo đám đông.

Chính phủ ban hành các quy định nhằm kiểm soát thị trường vàng và chấm dứt tình trạng "vàng hóa" trong hệ thống ngân hàng. Đã từ lâu, vàng không còn là phương tiện thanh toán nên sự lên xuống của vàng không ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng cần theo dõi, tránh những người đầu cơ tiếp tục đẩy lên cao sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý bất an; tiền nhàn rỗi của dân sẽ được dùng để mua vàng tích trữ. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiền tệ và nền kinh tế. 

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành

Dù giá vàng diễn biến ra sao, việc "lướt sóng" đầu tư ngắn hạn là rất rủi ro. Giá bán vàng được các nhà vàng đẩy tăng rất nhanh, song giá họ mua vào lại tăng rất chậm, nên nếu đầu tư ngắn hạn, NĐT vẫn có nguy cơ lỗ nặng. 

Chuyên gia kinh tế Phan Dũng Khánh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ