Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vay "tín dụng đen", nữ giám đốc ngân hàng bị nhóm côn đồ siết nợ

Kinhtedothi - Do cần tiền làm ăn, chị O. là giám đốc một ngân hàng trên địa bàn Hà Nội đã tiền của nhóm đối tượng hoạt động "tín dụng đen. Nhóm này cho vay với lãi suất “cắt cổ”, đồng thời thường xuyên gọi điện, nhắn tin đe dọa nữ giám đốc.

Công an TP Hà Nội cho biết, ngày 2/10, liên quan đến vụ việc trên Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can 5 đối tượng để điều tra về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Theo đó, các đối tượng bị khởi tố gồm: Lại Tuấn Dũng (SN 1977, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội), Nguyễn Viết Song (SN 1986, trú tại Long Biên, Hà Nội), Lương Ngọc Linh (SN 1976, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội), Trương Đức Thành (SN 1983, trú tại TP Việt Trì, Phú Thọ) và Mai Anh Hùng (SN 1977, trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Đối tượng Lại Tuấn Dũng (áo màu sáng) cùng đồng phạm bị bắt giữ.

Theo đơn tố giác của chị O. (SN 1976, trú tại Hà Nội) - giám đốc một ngân hàng ở Hà Nội, trước đó chị O. vay 3 tỷ đồng của đối tượng Thành với lãi suất 3.000 đồng/triệu/ngày, cắt lãi 10 ngày, tương ứng số tiền 90 triệu đồng và thỏa thuận cứ 10 ngày đóng lãi 1 lần.

Trước khi cho vay, Thành yêu cầu chị O. gọi thoại điện cho Lại Tuấn Dũng để quyết định. Sau khi liên lạc với Dũng, đối tượng này đồng ý cho chị O. vay tiền và phải viết, ký nhận 1 giấy đặt cọc mua bán xe ô tô nhãn hiệu Maybach cho Trương Đức Thành. Khi hoàn thành các “thủ tục”, chị Lan nhận được 2 tỷ 910 triệu đồng.

Do chị Lan chậm trả lãi, Dũng đã cho Song, Linh, Hùng, Thế Anh,… đến nơi làm việc của nạn nhân chửi bới, đe dọa.  Tiếp đó, chị O. vẫn không trả được tiền nên các đối tượng lại tiếp tục gọi điện, nhắn tin, không chỉ lên cơ quan làm việc còn đến nhà mẹ đẻ của "con nợ" gây sức ép trả tiền.

Cơ quan điều tra làm rõ Lại Tuấn Dũng là chủ doanh nghiệp ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, Song đứng tên giám đốc. Năm 2022, Trương Đức Thành giới thiệu chị O. vay tiền của Dũng với lãi suất 3.000 đồng/ triệu/ ngày. Dũng giao cho Thành và Song trực tiếp làm thủ tục cho chị O. vay tiền. Từ ngày 16/3/2022 đến ngày 22/6/2022, tổng số tiền Dũng cho bị hại vay là 5,3 tỷ đồng, tương ứng lãi suất 109.5%/ năm. Chị O. đã trả số tiền lãi là 694 triệu đồng...

Vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội tiếp tục điều tra mở rộng.

Công an Hà Nội: Tuyệt đối không "bảo kê", tiếp tay, bao che "tín dụng đen"

Công an Hà Nội: Tuyệt đối không "bảo kê", tiếp tay, bao che "tín dụng đen"

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đắk Nông: triệt phá 2 nhóm cho vay với lãi suất đến 695%/năm

Đắk Nông: triệt phá 2 nhóm cho vay với lãi suất đến 695%/năm

29/12/2024 | 07:37

Kinhtedothi - Công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã liên tiếp đấu tranh, triệt phá 2 nhóm, 4 đối tượng hoạt động “tín dụng đen” cho vay lãi nặng, thu giữ nhiều tang vật liên quan, góp phần bảo vệ sự bình yên trên địa bàn.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ