Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Về đâu “vựa cam” Kim An?

Kinhtedothi - Từng là cây trồng giúp nhiều nông dân ở xã Kim An (huyện Thanh Oai) thoát nghèo, thậm chí “đổi đời”, tuy nhiên hai năm trở lại đây, năng suất và chất lượng cam Canh liên tục giảm. Nhiều nhà vườn đã phải chặt bỏ để chuyển sang trồng các giống cây ăn quả khác.

 Một vườn cam Canh của nông dân xã Kim An. Ảnh: Trọng Tùng

Năng suất, chất lượng sụt giảm
Gia đình anh Nguyễn Kim Thụ ở thôn Tràng Cát (xã Kim An) có khoảng 4.000m2 trồng cam Canh. Hơn 300 gốc cam Canh đã cho thu hoạch nhiều năm qua. Những năm trước, thương lái về tận vườn mua với giá trung bình 45.000 đồng/kg. Có trường hợp đặt mua hết cả vườn. Mỗi năm, cam Canh mang lại cho gia đình anh Thụ thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Địa phương từng dự kiến xây dựng cam Canh là sản phẩm đặc trưng cho Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP". Tuy nhiên, trước sự suy giảm nhanh diện tích cam Canh hiện nay, xã Kim An dự kiến sẽ phát triển và đề xuất ổi Đài Loan là sản phẩm OCOP.
Phó Chủ tịch UBND xã Kim An Nguyễn Văn Hải.
Nhưng những mùa vui đó chỉ còn là ký ức. Đầu tháng 12/2019, thời điểm Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 chỉ còn cách hơn 1,5 tháng, anh Thụ lại đang bỏ không hàng trăm gốc cam Canh. “Năm nay, cam Canh cho năng suất thấp, nhiều cây thậm chí không đậu quả” – anh Thụ cho hay.
Đi qua vựa cam Kim An, không khó để nhận thấy sự thưa vắng ở những nhà vườn, khác hẳn với không khí tất bật làm vườn, tấp nập người mua kẻ bán như nhiều năm trước. Hình ảnh những cây cam Canh trĩu quả đến sát mặt đất rất hiếm gặp, thay vào đó là những vườn cam xác xơ và thưa thớt trái.
Không chỉ vậy, một phần diện tích còn cho thu hoạch, chất lượng cam Canh cũng rất thấp. Thử một miếng cam được hái ngay tại vườn, có thể nhận thấy rất rõ sự thay đổi khi vị cam không còn thanh ngọt, tươi mát mà ngược lại, vị nhạt và khô nước.
Nhiều nhà vườn cho biết, nếu như nhiều năm trước, đây là thời điểm họ đang tất bật chăm sóc, chuẩn bị thu hoạch cam Canh thì năm nay, chỉ nhận về nỗi thất vọng. Cam Canh bị mất mùa khiến nhiều nông dân phải chặt bỏ ngay trước thềm Tết Nguyên đán.
Tìm hướng đi mới
Theo thống kê, ở xã Kim An, trung bình mỗi gia đình có khoảng 4 – 5 sào ruộng trồng cam Canh. Loại trái cây này cho doanh thu từ 400 – 500 triệu đồng/ha. So với cây lúa và lá dong, cam Canh cho giá trị kinh tế cao gấp 7 – 8 lần.
Dù vậy, gần 8 năm đã trôi qua kể từ khi những trái cam Canh giúp thay đổi đời sống của nhiều nông dân xã Kim An. Đến nay, nhiều diện tích cam Canh đang được các nhà vườn chặt bỏ để chuyển sang trồng các loại cây ăn quả khác.

Theo nhiều nông dân nơi đây, cam Canh mất mùa là viễn cảnh đã được nhìn nhận từ vụ mùa năm 2018. Nguyên nhân được chỉ ra là bởi sự suy thoái chất lượng đất sau nhiều năm canh tác. Ở đó, việc sử dụng nhiều phân bón hoá học được xem là một trong những tác nhân chính.
Phó Chủ tịch UBND xã Kim An Nguyễn Văn Hải cho biết, nhiều năm qua, địa phương duy trì khoảng 100ha trồng cam Canh. Hai năm gần đây, diện tích này giảm chỉ còn khoảng 50ha. Người nông dân đang có xu hướng chặt bỏ cam Canh để chuyển sang trồng các loại cây ăn quả khác, trong đó, chủ yếu là ổi Đài Loan.
Một số nông dân đã trồng giống ổi này từ 2 – 3 năm trước cho hay, ổi Đài Loan cho giá trị kinh tế thấp hơn một chút so với cam Canh, đồng thời suất đầu tư cũng lớn hơn. Tuy nhiên, giá trị kinh tế thu về vẫn đạt trung bình từ 350 – 400 triệu đồng/ha.
Theo đại diện UBND xã Kim An, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của một bộ phận người nông dân trong những năm đầu tiên chưa cho thu hoạch. Tuy nhiên, việc thích ứng với điều kiện canh tác thay đổi là yêu cầu bắt buộc. Để làm được điều đó, địa phương mong muốn Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục quan tâm, tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây ăn quả mới, đặc biệt là nghiên cứu, hỗ trợ về vốn và giống cây trồng cho người nông dân.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ