Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vì sao kết quả bầu cử giữa kỳ tại Mỹ có ý nghĩa quan trọng?

Kinhtedothi - Giới chuyên gia đã chỉ ra 5 vấn đề chính khiến kết quả bầu cử giữa kỳ ở Mỹ trở nên quan trọng, bao gồm các dự đoán về chính sách của Mỹ sau bầu cử và tương lai của cựu Tổng thống Donald Trump.

Đảng Cộng hòa có khả năng giành được Hạ viện nhưng với ưu thế về số lượng không cao. Ảnh: Reuters

Kết quả bầu cử giữa kỳ ở Mỹ đã bắt đầu rõ ràng, đảng Cộng hòa có khả năng giành được Hạ viện nhưng với ưu thế về số lượng không cao, Thượng viện vẫn đang ở thế cân bằng giữa hai bên. Cuộc bầu cử giữa kỳ lần này cũng không có “làn sóng đỏ” như nhiều người dự đoán.

Thực tế này khiến chính quyền Tổng thống Joe Biden dường như đã chuẩn bị sẵn sàng đón chờ một chính phủ bị chia rẽ.

Tình trạng bế tắc về chính sách và hoạt động tại Quốc hội có thể sẽ đeo bám Nhà Trắng trong 2 năm tới. Mặc dù Tổng thống Biden có quyền bổ nhiệm các thẩm phán liên bang, thậm chí có thể là các thẩm phán tòa án tối cao nếu đảng Dân chủ giữ quyền kiểm soát Thượng viện, các ưu tiên chính khác của Nhà Trắng bao gồm an ninh môi trường, chăm sóc sức khỏe và quyền sinh sản sẽ bị tạm dừng.

Bài phân tích trên tờ CNA đã chỉ ra 5 vấn đề khiến kết quả bầu cử giữa kỳ ở Mỹ trở nên quan trọng.

Cắt giảm chi tiêu

Đảng Cộng hòa sẽ cố gắng buộc đảng Dân chủ tham gia cải cách an sinh xã hội và Chương trình bảo hiểm sức khỏe liên bang (Medicare) để đổi lấy việc cho phép tăng trần nợ, vốn là giới hạn số tiền mà chính phủ Mỹ được phép vay để có thể tiếp tục hoạt động.

Tuy nhiên, phạm vi và quy mô của việc cắt giảm chi tiêu sẽ phụ thuộc nhiều vào sự đồng thuận của các đảng viên Cộng hòa bởi vì cải cách liên quan đến phúc lợi có nguy cơ vấp phải sự phản đối từ người dân Mỹ. Hiện đảng Cộng hòa vẫn còn chia rẽ trong vấn đề này.

Tiến hành các cuộc điều tra

Lo ngại đặt ra cho phe Dân chủ là đảng Cộng hòa sẽ ra đòn "trả đũa", khởi động các cuộc điều tra nhằm vào các thành viên của đảng này một khi giành quyền kiểm soát Quốc hội.

Phe Dân chủ đã yêu cầu nhiều cuộc điều tra từ sau vụ bạo loạn tại đồi Capitol vào ngày 6/1/2021 của những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump.

Chuyên gia dự đoán rằng sắp tới đảng Cộng hòa sẽ khai thác mọi sơ hở nhằm giảm ảnh hưởng của tổng thống đương nhiệm bao gồm khởi động các cuộc điều tra về Covid-19, máy tính xách tay chứa nhiều nội dung nhạy cảm của Hunter Biden (con trai của Tổng thống Biden), hoạt động tư pháp có động cơ chính trị, và việc Mỹ rút khỏi Afghanistan.

Chính sách với Ukraine và Trung Quốc

Theo các chuyên gia, cuộc bầu cử giữa kỳ cũng có thể tác động phần nào đến việc thay đổi các chính sách đối ngoại.

Nhiều đồng minh của Mỹ lo lắng, nếu đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát dù chỉ một viện ở Quốc hội, họ sẽ thắt chặt chi tiêu và vô hiệu hóa các cam kết của Mỹ ở nước ngoài. Đáng chú ý nhất chính là những suy đoán về việc Mỹ rút lại sự ủng hộ đối với Ukraine nếu đảng Cộng hòa chiến thắng.

Tháng trước, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ - ông Kevin McCarthy, cho biết ông không muốn viết "séc khống” cho viện trợ Ukraine nếu đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện.

Các chuyên gia nhận định rằng việc cắt giảm viện trợ Kiev có thể xảy ra. Tuy nhiên, khả năng Washington xoay trục hoàn toàn khỏi Kiev là không thể, bởi vì đảng Cộng hòa cũng hiểu rằng có đến 3/4 người Mỹ đứng về phía Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Về chính sách đối ngoại với Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ vẫn sẽ đoàn kết trong vấn đề này bởi vì Tổng thống Biden đã ủng hộ lập trường của người tiền nhiệm Donald Trump đối với Bắc Kinh mặc dù chính sách của ông Biden dường như “mềm mỏng” hơn.

Những hệ lụy đối với nền dân chủ Mỹ

Sau bầu cử giữa kỳ, người ta sẽ đổ dồn sự chú ý về cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo vào năm 2024. Với hơn 300 đảng viên Cộng hòa cho biết họ sẽ từ chối bầu cho bên cánh hữu khiến nhiều người lo lắng về cuộc bầu cử năm 2024 có thể hỗn loạn hơn cả cuộc bầu cử năm 2020.

Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ hiện tại không ủng hộ những người từ chối bầu cử cực đoan. Cử tri ở bang Pennsylvania và bang Michigan đã không ủng hộ các ứng cử viên mà ông Trump hậu thuẫn.

Chuyên gia nhận định rằng người Mỹ từ cả hai đảng đang mong muốn tìm kiếm sự ổn định từ chính trong các cuộc bầu cử.

Tương lai của ông Trump

Cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại một sự kiện Đêm bầu cử tại Mar-a-Lago, ở Palm Beach, Fla. ngày 8/11. Ảnh: Reuters

Cái tên Donald Trump không có trong lá phiếu ngày 8/11, nhưng cuộc bầu cử giữa kỳ có thể cung cấp manh mối quan trọng về tương lai chính trị của cựu tổng thống Mỹ.

Ông Ron DeSantis đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế thống đốc bang Florida với tỷ lệ phiếu bầu rất cao. Ảnh: AP

Dường như tương lai của ông Trump trong đảng Cộng hòa ngày càng bị thách thức bởi đối thủ Ron DeSantis. Ông DeSantis đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế thống đốc bang Florida với tỷ lệ phiếu bầu rất cao, lật đổ các quận từng là thành trì của đảng Dân chủ.

Theo các chuyên gia, mặc dù kết quả của các ứng cử viên được ông Trump hậu thuẫn khá tích cực nhưng không chắc chắn rằng những thắng lợi này sẽ giúp ích cho ông nếu ông tranh cử tổng thống năm 2024.

Bên cạnh đó, người Mỹ đang mong muốn tìm kiếm sự ổn định trong hệ thống chính trị, vì vậy phong trào không công nhận kết quả bầu cử có thể trở thành tai họa cho ông Trump và những người ủng hộ ông.

Đối ngoại Mỹ biến động hậu bầu cử giữa kỳ

Đối ngoại Mỹ biến động hậu bầu cử giữa kỳ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ