Vì sao thứ hạng và phổ điểm thi tốt nghiệp THPT của Hà Nội chưa cao?
Kinhtedothi – Năm 2022, Hà Nội đứng thứ 27/64 tỉnh thành về thứ hạng tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT; mặt khác, phổ điểm trung bình một số môn thi vẫn còn ở mức thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, xét về khách quan thì có 3 lý do dẫn đến tình trạng thứ hạng và phổ điểm thi tốt nghiệp THPT của Hà Nội chưa cao.
Thứ nhất, học sinh Hà Nội từ nhiều năm nay tham gia tuyển thẳng ĐH bằng nhiều phương thức phù hợp với tính tự chủ của các trường ĐH và phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Các phương thức này không phụ thuộc nhiều vào kết quả các bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp của học sinh, do đó quan điểm chung của nhiều học sinh là chỉ cần đỗ tốt nghiệp, ít quan tâm đến yếu tố cạnh tranh hay cố gắng để đạt điểm cao hơn; điều này dẫn đến phổ điểm của Hà Nội có thể chưa cao.
Thêm nữa, số lượng học sinh Hà Nội dùng chứng chỉ Ngoại ngữ để tham gia xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH ngày càng tăng. Năm 2019, có khoảng 5.000 học sinh, năm 2020 có khoảng 7.000 học sinh, năm 2021 có khoảng hơn 10.000 học sinh và năm 2022 có hơn 13.000 học sinh). Nhiều em có kết quả quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ cao nên không đăng ký thi Ngoại ngữ để lấy điểm xét tuyển.
Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh tham gia xét tuyển đại học ở nhiều tổ hợp mới nên với lợi thế về Ngoại ngữ, học sinh Hà Nội tập trung vào các tổ hợp có Ngoại ngữ như A01, (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh)…. Các em ít quan tâm tổ hợp khối truyền thống như tổ hợp khối A (Toán, Lý, Hóa), khối B (Toán, Hóa, Sinh), khối C (Văn, Sử, Địa), do đó kết quả điểm thi một số môn như Hóa, Sinh còn thấp.
Sở GD&ĐT cũng nhìn nhận, nguyên nhân chủ quan của tình trạng trên một phần bởi Hà Nội có số lượng thí sinh dự thi đông, nhiều thí sinh tự do, một số trường điểm đầu vào thấp và điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế. Tuy vậy, sự chưa sát sao của các nhà trường trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cũng khiến kết quả thi chưa như mong muốn.
Được biết, năm 2022, Hà Nội có trên 93.300 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp xấp xỉ 92.500 em (đạt tỷ lệ 99,1%, cao hơn so với năm học trước 0,2%); trong đó, tỷ lệ tốt nghiệp của khối các trường THPT (không tính số thí sinh tự do) đạt 99,45% và khối giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đạt 96,26%.
Tại kỳ thi này, toàn TP có 167 thí sinh bị điểm liệt trong số 842 em trượt tốt nghiệp; trong đó môn ngoại ngữ có 60 em (nhiều hơn năm trước 45 em), môn ngữ văn có 33 em (nhiều hơn năm trước 12 em)...
Trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, các trường học Hà Nội quyết tâm đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp, từ đó nâng thứ hạng so với các tỉnh thành cả nước, nâng phổ điểm các môn thi. Một trong những biện pháp được các nhà trường đẩy mạnh, đó là thực hiện kế hoạch ôn tập, kiểm tra, khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh lớp 12 gắn với việc xây dựng ma trận đề theo định hướng của Bộ GD&ĐT.
Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội: Không để học sinh thiếu chỗ học
Kinhtedothi-Tại Hội nghị hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2022 – 2023; hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10 năm học 2023 - 2024 do Sở GD&ĐT vừa tổ chức, các vấn đề còn thắc mắc trong công tác tuyển sinh đầu cấp đã được làm sáng tỏ.
Hiện tại, Hà Nội không có chủ trương dạy học trực tuyến
Kinhtedothi-Trước thông tin “Hà Nội sẵn sàng phương án dạy học trực tuyến khi có học sinh mắc Covid-19” lan truyền trên mạng xã hội, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương khẳng định thông tin trên là không chính xác. Sở không có phát ngôn nào về việc dạy học trực tuyến trong thời điểm hiện tại.
Hà Nội: Quyết tâm nâng thứ hạng và phổ điểm trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT
Kinhtedothi - Ngày 13/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị nâng cao chất lượng Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Đây là dịp để các cơ sở giáo dục có kết quả thi còn hạn chế cùng thảo luận, chia sẻ, tìm giải pháp khắc phục để tăng tỷ lệ tốt nghiệp.