Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Festival tôm Cà Mau 2023

Vì sao tôm sú Cà Mau chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng toàn thế giới?

Kinhtedothi – Nhiều năm nay, con tôm sú Cà Mau luôn chiếm vị trí đặc biệt trong ngành sản xuất tôm của Việt Nam và thế giới. Thậm chí, mặt hàng này của tỉnh có lúc đã cung cấp đến 1/5 tổng sản lượng toàn cầu.

Tôm sú Cà Mau ngon bổ đến mức nào?

Được thiên nhiên ưu đãi ban tặng, vùng đất Cà Mau có nhiều sản vật nổi tiếng: tôm, cua, cá đồng, tôm khô, cá khô… Nhưng nhiều người vẫn chưa biết rằng, con tôm sú Cà Mau mang về trăm triệu USD cho địa phương hàng năm, là nhờ chất lượng riêng biệt đặc trưng vốn có.

Tôm sú có tên khoa học Giant tiger prawn (ảnh tư liệu)

Tôm sú, có tên tiếng Anh: Giant tiger prawn; Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius, phân bổ tự nhiên khu vực Ấn-Tây-Thái Bình Dương, trải từ bờ đông châu Phi, bán đảo Ả Rập, đến tận Đông Nam Á và biển Nhật Bản.

Tôm sú Cà Mau nặng 0,5kg nướng đút lò (Hoàng Nam)

Tôm sú sống chủ yếu ở nền đáy, ăn các loại thủy tảo. Trong tự nhiên, độ mặn, nhiệt độ và tỷ lệ hữu cơ trong nước phù hợp sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho con tôm sú sinh trưởng tốt và quyết định chất lượng con tôm sú. Tôm muốn gia tăng kích thước (hay sinh trưởng) phải tiến hành lột bỏ lớp vỏ cũ để cơ thể tăng kích thước. Quá trình này thường tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường nước và giai đoạn phát triển của cá thể. Vì thế, trong điều kiện thổ nhưỡng của Cà Mau, con tôm sú đã tăng trưởng nhanh đạt chất lượng ngon do được hấp thu những tinh túy từ thiên thiên.

Món tôm sú nướng muối ớt giàu dinh dưỡng (Hoàng Nam)

Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng và hồ sơ Chỉ dẫn địa lý, thành phần trong tôm sú Cà Mau giàu chất dinh dưỡng như đạm, protein, canxi, omega3, Vitamin B12… tập trung nhiều nhất ở thịt tôm. Những người sức khỏe kém cần bổ sung canxi, chất đạm, thì thực phẩm này là lựa chọn hàng đầu.

Tôm sú  là nguyên liệu chính trong rất nhiều món ăn của ẩm thực Âu -Á.

Anh Lâm Anh Tuấn, đầu bếp món Hoa ở Quận I TP Hồ Chí Minh cho biết, con tôm sú Cà Mau được xem là hải sản chính trong các món ăn Á-Âu do ngon rẻ, dễ tìm nhưng lại có độ dinh dưỡng cao phù hợp với các dạng đối tượng thực khách. Chính vì vậy, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của mặt hàng này là không giới hạn.

Thương hiệu tạo nên nhờ địa lý

Vùng đất Cà Mau 3 mặt giáp biển, nhô ra từ thềm lục địa đón nhận phù sa từ những dòng hải lưu chảy qua. Được hệ thống rừng ngập mặn lưu giữ tích tụ, phù sa thấm vào nước - đất, tạo nên môi trường tự nhiên lý tưởng cho các loài tôm cua, giáp xác sinh trưởng.

Thu mua tôm sú hữu cơ vùng trồng lúa ST24 huyện Thới Bình Cà Mau (Hoàng Nam)

 Tháng 4/2023, Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) đã công nhận Tôm sú Cà Mau là sản phẩm có chất lượng cao, và cấp Chỉ dẫn địa lý.

Nhiều năm nay, con tôm sú Cà Mau được sống và nuôi trên vùng đất ngập mặn ven biển, luôn có phù sa bồi đắp, nguồn nước không bị ô nhiễm, nên con tôm sú Cà Mau to con và có giá trị kinh tế cao. Không những vậy là loại thực phẩm đặc sản, ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe con người, được thị trường ở nhiều nước trên thế giới yêu chuộng ưa thích. Hàng chục năm nay, mỗi năm tỉnh Cà Mau sản lượng tôm sú nuôi đạt hàng trăm nghìn tấn, đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu mặt hàng tôm của tỉnh này.

Nuôi tôm sú hữu cơ tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn Cà Mau (Hoàng Nam)

Ông Nguyễn Tín Ngưỡng, chủ một doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở Đông Hải Bạc Liêu chuyên cho biết, ngay từ những năm 1990 khi xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn ở mức khiêm tốn, các bạn hàng Châu Âu đã chú trọng đặt hàng tiêu thụ con tôm sú Cà Mau. Thậm chí, một đối tác nhập khẩu là Cựu chiến binh Mỹ đã đặt mua hàng trăm tấn thời điểm đó, mà phải là con tôm sú Cà Mau. Khách hàng này kể, trong chiến tranh Việt Nam từng đóng quân ở vùng Cà Mau nên đã biết và thưởng thức chất lượng con tôm sú bản địa nơi đây. “Chúng to, ngon và ngọt hơn các nơi khác” – vị khách hàng này kể. Cứ như vậy, có thể hiểu vì sao con tôm sú Cà Mau ngày nay đã được nhiều tổ chức quốc tế cấp chứng nhận ASC, B.A.P, GlobalGAP, EU, Nuturland…, có mặt trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Khai thác tiềm năng ở thủ phủ tôm sú  

Do đặc điểm sinh học đặc trưng, nên con tôm sú không phải nơi nào chúng cũng phát triển, vì vậy sản lượng thương nghiệp toàn cầu của mặt hàng này không nhiều. Tháng 10/2023, tại TP Saint Jonhn tỉnh Brunswick Canada, ông Gorjan Nikolik, chuyên gia phân tích thủy sản của Rabobank chỉ ra rằng, năm 2024 tổng sản lượng tôm sú trên toàn cầu có thể tăng cao kỷ lục, đạt 600.000 tấn/ năm (hiện ở mức 500.000 tấn/năm) Chuyên gia này dự tính, quốc gia tiếp tục dẫn đầu sản lượng là Việt Nam với gần 200.000 tấn tôm sú/năm (chiếm 13/ sản lượng thế giới).

Tỉnh Cà Mau được xem là thủ phủ tôm sú của Việt Nam, khi đóng góp khoảng 1/6 vào sản lượng tôm sú toàn thế giới.

Tỉnh Cà Mau có 3 mặt giáp biển và có một vùng đất ngập mặn ven biển màu mỡ, rất thích hợp cho nghề nuôi tôm. Đến đầu năm 2017, tỉnh Cà Mau có tổng diện tích đất nuôi tôm (chủ yếu là con tôm sú) khoảng 266.000 ha. Trong đó, diện tích đất nuôi tôm công nghiệp 9.587 ha, đất nuôi tôm quảng canh cải tiến 90.552 ha. Những năm qua, con tôm sú được nông dân Cà Mau nuôi theo nhiều mô hình khác nhau như chuyên tôm, rừng - tôm, lúa - tôm, nuôi xen canh giữa tôm quảng canh truyền thống với cua, sò huyết, cá… nhưng dù ở mô hình sản xuất nào, tôm sú cũng đạt năng suất, sản lượng cao, bình quân từ 200-500kg/ha.

Mô hình nuôi tôm sú quảng canh mới tại Festival tôm Cà Mau 2023 (Hoàng Nam)

Diễn ra trung tuần tháng 12 vừa qua, Festival tôm Cà Mau 2023 cũng là một phần trong chiến lược phát triển con tôm Cà Mau của tỉnh nói chung, khẳng định hơn vị thế thủ phủ, dẫn đầu cả nước về con tôm sú nói riêng. Tại ngày hội này, lĩnh vực thu hút đông khách tham quan nhất vẫn là nơi giới thiệu công nghệ nuôi - chế biến - thị trường con tôm sú Cà Mau. Có thể khẳng định, sức hút của con tôm sú Cà Mau đối với người tiêu dùng vẫn luôn ngày càng tăng theo sự phát triển của kinh tế.

Festival Tôm Cà Mau: Nâng tầm tôm Việt

Festival Tôm Cà Mau: Nâng tầm tôm Việt

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

22/01/2025 | 17:34

Kinhtedothi - Để đưa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) vào cuộc sống, việc cần ưu tiên trước hết là hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư cho khoa học công nghệ.

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

22/01/2025 | 10:38

Kinhtedothi - Sự phát triển không ngừng của các hình thức, phương tiện thanh toán mới, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động… ngày càng phổ biến. Song song với đó các ngân hàng cũng đầu tư lớn về tài chính, công nghệ, con người.

Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ