Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vỉa hè thành nơi... họp chợ

Kinhtedothi - Xã Tiền Phong, huyện Mê Linh nằm ven QL23B rất thuận tiện cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa, tuy nhiên, hàng chục năm qua, chợ Yên cũ chật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của tiểu thương nên mỗi ngày có hàng trăm người dân chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để bán hàng…

Đua nhau chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán
Có mặt tại thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong vào những ngày cuối tháng 5 vừa qua nhận thấy, sự buông lỏng quản lý của chính quyền các cấp huyện Mê Linh đã khiến hàng trăm tiểu thương căng ô, che bạt, thậm chí còn làm lán tạm bày bán các loại nông sản suốt cả ngày trên vỉa hè bao quanh hồ trung tâm xã. Liền kề khu vực này là chợ Yên nằm sát QL23B và trụ sở UBND xã. Không chỉ chiếm dụng vỉa hè, từ 4 - 8 giờ sáng hàng ngày, hàng trăm hộ dân còn buôn bán rau, củ, quả ngay dưới lòng đường QL23B, con đường độc đạo kết nối trung tâm huyện Mê Linh để đi ra đường Thăng Long - Nội Bài. Chính vì vậy, tại đây thường xuyên xảy ra cảnh ùn tắc, va chạm giao thông khiến người dân rất bức xúc trước sự thiếu quyết liệt của chính quyền các cấp huyện Mê Linh.

Vỉa hè QL 23B đoạn qua xã Tiền Phong bị biến thành nơi họp chợ.   

Chị Nguyễn Thị Lan ở xã Đại Thịnh cho biết: Ngày nào, tôi cũng phải đi qua đây để đến nơi làm việc trong Khu công nghiệp Quang Minh. Do làm việc ở công ty có 100% vốn nước ngoài nên việc kiểm tra giờ công nhân đi, đến làm việc rất gắt gao. Nếu chậm giờ, sẽ bị trừ lương tháng, thậm chí bị phạt tiền do làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất. Chỉ vì việc tiểu thương chiếm dụng vỉa hè, lòng đường QL23B để buôn bán, trao đổi hàng hóa ngay dưới lòng đường nên thường xuyên gây ra cảnh ùn tắc giao thông. Vì thế, có lần tôi bị chậm giờ làm việc và bị phạt tiền.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong Hoàng Văn Phương thừa nhận, mặc dù UBND xã đã nhiều lần ra quân tuyên truyền, vận động, thậm chí xử lý các trường hợp chiếm dụng vỉa hè, khu đất công ven QL23B để biển hiệu, làm lều lán tạm. Tuy nhiên, địa phương là vùng chuyên sản xuất nông sản nên việc người dân trao đổi, bán hàng hóa để tạo nguồn thu cho gia đình là rất cần thiết. Chính vì vậy, việc xử lý người dân bán hàng ở đây gặp nhiều khó khăn bởi chủ yếu các tiểu thương là người dân trong địa phương. Mặt khác, ông Phương cho rằng: “Việc người dân tràn ra vỉa hè để kinh doanh, nguyên nhân còn do UBND huyện chậm thực hiện đầu tư xây dựng chợ trung tâm thương mại trên địa bàn để bố trí vị trí cho các tiểu thương kinh doanh”. 
Liên quan đến nội dung này, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Mê Linh Lương Toàn Thắng cho biết, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn ra quân, xử lý trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh từ đầu tháng 3. Qua đó, các địa phương có trách nhiệm vào cuộc xử lý, báo cáo UBND huyện hàng tuần, hàng tháng. Tháng 4 và tháng 5, UBND huyện đã nhiều lần kiểm tra việc thực hiện xử lý vi phạm tại các địa phương. Tuy nhiên, riêng tại xã Tiền Phong do có chợ Yên nằm liền kề QL23B nên hàng trăm tiểu thương đã lợi dụng tràn ra vỉa hè, lòng đường và những vị trí đất công ven đoạn đường khúc cua để kinh doanh đã thường xuyên gây ra cảnh ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan đô thị là đúng. Lãnh đạo huyện đã nhiều lần nhắc nhở việc UBND xã thiếu quyết liệt xử lý nên người dân mới dám chiếm dụng vỉa hè, lòng đường. Quan điểm của UBND huyện là không để vi phạm tồn tại. “Trong khi chờ xây dựng chợ trung tâm thương mại trên địa bàn xã để di chuyển, bố trí vị trí cho tiểu thương vào bên trong kinh doanh, trước mắt trách nhiệm xử lý vi phạm hiện nay vẫn thuộc về UBND xã là chính” - ông Thắng khẳng định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bưởi cảnh tạo hình "tài lộc" thu hút khách mua

Bưởi cảnh tạo hình "tài lộc" thu hút khách mua

11/01/2025 | 18:34

Kinhtedothi - Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, ngày càng nhiều người tìm mua bưởi cảnh về chơi Tết. Tại các nhà vườn, trái bưởi hình hồ lô, những quả bưởi tài lộc hình thỏi vàng đã chín vàng, sẵn sàng phục vụ.

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Xe ô tô bủa vây trường THCS Phú Đô

Xe ô tô bủa vây trường THCS Phú Đô

06/01/2025 | 13:23

Kinhtedothi - Phớt lờ các quy định của Luật Trật tự ATGT, hàng loạt xe ô tô vẫn ngang nhiên chiếm dụng những tuyến đường xung quanh trường THCS Phú Đô làm nơi dừng đỗ, gây cản trở, mất an toàn giao thông.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ