Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Viện Kiểm sát chỉ ra hàng loạt sai sót trong bản án ly hôn của vợ chồng “vua” cà phê Trung Nguyên

Kinhtedothi – Sau khi bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) nộp đơn kháng cáo bản án “Tranh chấp và ly hôn” của 2 người, ngày 12/4 Viện KSND TP Hồ Chí Minh cũng kháng nghị bản án này.

 Ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Ông Vũ quản lý tất cả CP là không phù hợp quy định pháp luật
Kháng nghị của Viện KSND TP Hồ Chí Minh chỉ ra hàng loạt sai sót trong bản án sơ thẩm ngày 27/3 của TAND cùng cấp đã tuyên trong vụ án “Tranh chấp và ly hôn” của vợ chồng “vua” cà phê Trung Nguyên. Từ chỗ chỉ ra hàng loạt sai sót, Viện KSND đề nghị tòa phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm theo quy định pháp luật.
Các sai sót trong bản án: Yêu cầu giải quyết phản tố của ông Đặng Lê Nguyên đã không được HĐXX quyết đúng thủ tục (không tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trước khi mở phiên tòa nhưng lại ghép vào quá trình xử; không được sự chấp nhận của bà Thảo dẫn đến vi phạm nghiêm trọng nhiều điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Đối với yêu cầu phản tố của ông Vũ yêu cầu xem xét số tiền hơn 1.764 tỷ đồng, nhưng bản án sơ thẩm thể hiện số dư chỉ còn hơn 1,3 tỷ đồng. Như vậy tòa án đã không xác minh nguồn gốc dòng tiền, số tiền ra vào tài khoản, mục đích sử dụng cũng như ai quản lý tiền này, dẫn đến khó khăn khi thi hành án.
Viện KSND TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng HĐXX tuyên phần tài sản ông Vũ hưởng 60%, bà Thảo 40% là không phù hợp Luật Hôn nhân Gia đình. Việc tòa tuyên giao tất cả cổ phần của bà Thảo tại 7 công ty trong Tập đoàn cà phê Trung Nguyên cho ông Vũ quản lý, ngược lại ông Vũ phải trả tiền chênh lệch cho bà Thảo là không phù hợp với quy định của pháp luật, không công bằng và đã tước toàn bộ quyền của bà Thảo. Bởi lẽ cổ phần chưa được tính giá trị, giá trị thương hiệu; cổ đông còn có các quyền quản trị công ty, quyền tài sản đối với cổ phần, quyền được chia cổ tức…
Tòa nhận định không đầy đủ quan điểm của Viện KSND  
Bên cạnh đó, tổng tài sản của ông Vũ và bà Thảo trong 7 công ty của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên hơn 5.655 tỷ đồng, nhưng án sơ thẩm đã tính sai số lên hơn 5.738 tỷ đồng, lệch 83 tỷ đồng khiến tỷ lệ được hưởng không đúng, tính án phí sẽ sai.
 Bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Viện KSND còn chỉ ra việc tòa tuyên ông Vũ cấp dưỡng 2,5 tỷ đồng/con/năm (4 người con là 10 tỷ đồng) tính từ năm 2013 đến khi các con trưởng thành là chưa phù hợp với ý chí các đương sự tại tòa; Khi tuyên án, HĐXX đã không đình chỉ giải quyết các yêu cầu khởi kiện của bà Thảo và yêu cầu phản tố của ông Vũ đã rút là thiếu sót; HĐXX tuyên giao cho bà Thảo quản lý, sử dụng giá trị quyền sử dụng đất, sở hữu giá trị tài sản trên đất là không chính xác bởi vì bà Thảo được sở hữu tài sản chứ không phải sở hữu giá trị tài sản; Bản án tuyên đình chỉ tất cả yêu cầu khác của các đương sự đối với các công ty thuộc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên phát sinh trong các hoạt động kinh doanh thương mại với tư cách là cổ đông và thành viên công ty, cũng như các hoạt động khác về kinh doanh thương mại liên quan đến tất cả công ty thuộc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên là vượt quá yêu cầu khởi kiện của các đương sự. Cuối cùng, bản án sơ thẩm của TAND TP Hồ Chí Minh đã không nhận định đầy đủ và nêu không chính xác ý kiến của đại diện Viện KSND tại tòa.
Trước đó vào ngày 10/4, bà Thảo nộp đơn kháng cáo không đồng ý tất cả phán quyết của tòa sơ thẩm; Không đồng ý giao quyền điều hành Tập đoàn Trung Nguyên cho ông Vũ. Bà Thảo cũng bày tỏ nguyện vọng đoàn tụ với ông Vũ.
Về phần mình, ông Vũ kháng cáo với yêu cầu chia tài sản theo tỷ lệ ông Vũ 70%, bà Thảo 30% như yêu cầu ban đầu của ông tại tòa.

Về cổ phần 7 công ty thuộc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, bà Thảo yêu cầu được hưởng 51% (khoảng 2.114 tỷ đồng) tại Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên; Mỗi người 15% (khoảng 814 tỷ đồng) tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên; Mỗi người 7,5% (43 tỷ đồng) tại Công ty Cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên - G7. Cổ phần tại 4 công ty còn lại, bà Thảo đồng ý để ông Vũ sở hữu. Tuy nhiên phía ông Vũ đòi hưởng 70% giá trị cổ phần tại 7 công ty nêu trên và trả lại tiền cho bà Thảo đối với số cổ phần của bà Thảo.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ