Kinhtedothi-Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, Hãng Millon đã đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá ngày 31/10/2022. Việt Nam được đàm phán thương lượng để mua trực tiếp ấn vàng. Thời hạn thương lượng được Hãng Millon đưa ra là 10 ngày.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Hãng đấu giá Millon (Pháp) sẽ đưa ra đấu giá 329 cổ vật, trong đó có 01 ấn vàng đúc năm 1823 triều Minh Mạng và 01 bát vàng triều Khải Định, Cục Di sản đã thu thập thông tin ban đầu, xác lập các căn cứ sử liệu, xin ý kiến của chuyên gia, dựa trên hình ảnh trên hãng cung cấp, bước đầu hai cổ vật đó là di sản văn hóa của Việt Nam.
Nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng và các giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, chính trị của ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”, theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ VHTT&DL đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đã chủ động, nỗ lực, khẩn trương tìm kiếm phương án “hồi hương” cổ vật thông qua biện pháp ngoại giao văn hóa, nhằm thể hiện nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong việc đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” trở về với đất nước.
Theo Cục Di sản văn hóa, việc hồi hương cổ vật có thể bằng 3 hình thức:
Cá nhân, tổ chức vận động quyên góp, mua cổ vật và hiến tặng về nước (như: Chuông chùa Ngũ Hộ được đưa từ Tokyo, Nhật Bản về Bắc Ninh năm 1978).
Cá nhân, tổ chức đấu giá từ nước ngoài và hiến tặng về nước (như: Xe kéo của Hoàng Thái hậu Từ Minh được đưa về Huế năm 2015, cổ vật mũ quan đại thần và áo Nhật Bình triều Nguyễn cho Huế năm 2022).
Chính phủ các nước tự nguyện trả cổ vật của Việt Nam thu được từ các cuộc điều tra buôn bán trái phép cổ vật (như: 18 cổ vật nhận từ Đức năm 2018, một số cổ vật Đông Sơn nhận từ Hoa Kỳ năm 2022).
Sau rất nhiều con đường ngoại giao, đàm phán, hiện nay Việt Nam đã đạt được thỏa thuận với Hãng Millon là được phép thương lượng mua trực tiếp trong vòng 10 ngày. Hiện nay Bộ VHTT&DL đang rất mong muốn tìm được nguồn lực để đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hồi hương. Vì ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là biểu trưng quyền lực thời Nguyễn. Nếu cổ vật này hồi hương, thì với 2 chiếc ấn vàng Đại Việt Quốc Nguyễn chúa Vĩnh trấn chi bảo và Ấn Hoàng đế tôn thân chi bảo đang được cất giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ hoàn thiện bộ sưu tập bảo vật của triều Nguyễn.
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là di sản văn hóa của Việt Nam, là một minh chứng biểu trưng cho quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định trong tiến trình lịch sử của Việt Nam
Thông qua các minh chứng thu thập được, xác minh bằng phương pháp chuyên gia dựa trên thông tin, hình ảnh hiện vật đấu giá do Hãng đấu giá Millon công khai trên website của hãng, đối sánh với các cổ vật là ấn vàng triều Nguyễn đang được lưu giữ và phát huy giá trị tại một số bảo tàng, di tích trên cả nước, có thể khẳng định: Chiếc ấn vàng (lô số 101) chính là chiếc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được đúc năm 1823 thời vua Minh Mạng (1820-1841).
Kinhtedothi - Chiều 13/1, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị TP Hà Nội giai đoạn đến năm 2035. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn chủ trì hội nghị.
Kinhtedothi - Nhờ vào việc chăm sóc và kinh doanh cá bette, anh Võ Thanh Hải (28 tuổi, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) trở thành chủ trại cá có tiếng, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Kinhtedothi - Ô tô mất lái gây tai nạn liên hoàn; Tai nạn giao thông gần cầu Nhật Tân khiến 3 người tử vong; Ô tô Mercedes bất ngờ lao thẳng xuống biển... là những tin tức tai nạn giao thông đáng chú ý ngày hôm nay 13/1/2025.
Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.
Kinhtedothi - Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) nổi bật với đại cảnh về linh vật Kim Tỵ Phú Quý - rắn hổ mang chúa với chiều cao gần 11m, dài 135m.
Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký Công văn số 210/UBND-KGVX về việc đảm bảo các điều kiện tổ chức thành công Chương trình nghệ thuật - Rực rỡ Thăng Long 2025 đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Kinhtedothi - Chương trình thuật “Mãi mãi niềm tin theo Đảng” sẽ mang tới những tiết mục ca, múa nhạc đặc sắc xoay quanh chủ đề ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới.
Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.
Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.
Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.
Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.
Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 461/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Đan Phượng.