Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam đề nghị các nước "nói đi đôi với làm" về vấn đề Biển Đông

Kinhtedothi - Ngày 17/5, tại Hạ Long, đã diễn ra Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN – Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (SOM-DOC).

Trước đó, các nước ASEAN đã họp điều phối lập trường. Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị, Đại sứ Vũ Hồ nhấn mạnh, Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, do đó việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển này không chỉ là lợi ích và trách nhiệm chung của ASEAN và Trung Quốc, mà còn thể hiện trách nhiệm của hai bên đối với cộng đồng quốc tế.

Trước thực trạng tình hình Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp, các hành động đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế vẫn tiếp diễn, Đại sứ đề nghị các nước phát huy “nói đi đôi với làm”, biến các cam kết chính trị thành các hành động cụ thể, phù hợp trên thực địa.

Trên tinh thần đó, Đại sứ nhấn mạnh cần lấy các quy định của luật pháp quốc tế và công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) làm “kim chỉ nam” cho các hoạt động trên Biển Đông. Trong khi đẩy mạnh các nỗ lực đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS, được cộng đồng quốc tế ủng hộ, các nước cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ mọi điều khoản của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Nỗ lực này cũng sẽ góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC.

Hội nghị SOM DOC lần này được tổ chức sau gần hai năm gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, do Myanmar, nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, và Trung Quốc đồng chủ trì.

Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN – Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (SOM-DOC).

Tại Hội nghị, các nước tái khẳng định giá trị và tầm quan trọng của Tuyên bố DOC đối với khu vực; theo đó, đánh giá cao một số kết quả tích cực trong thực hiện Tuyên bố DOC thời gian qua, mặc dù khu vực phải chịu tác động sâu rộng của đại dịch. Nhiều hoạt động hợp tác cụ thể đã được triển khai hiệu quả, đúng kế hoạch, trong đó có hợp tác bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, đối xử nhân đạo và công bằng đối với ngư dân, tìm kiếm và cứu nạn trên biển… Các nước cũng ghi nhận các hoạt động kỷ niệm 20 năm ký kết Tuyên bố DOC được tiến hành trong năm 2022.

Bên cạnh đó, các nước cũng chia sẻ quan ngại về một số diễn biến phức tạp trên Biển Đông thời gian qua, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia ven Biển Đông, theo đó nhấn mạnh ASEAN và Trung Quốc càng cần thực hiện DOC nghiêm túc, hiệu quả và đầy đủ tất cả các điều khoản của Tuyên bố này.

Các nước cũng tái khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; tôn trọng các nguyên tắc như thực hiện kiềm chế, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Hội nghị SOM DOC ghi nhận tiến triển trong đàm phán COC và trao đổi các định hướng cho tiến trình đàm phán COC do Nhóm Công tác về DOC (JWG DOC) thực hiện. Các nước cũng nhấn mạnh cần đạt được Bộ Quy tắc COC hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, góp phần xây dựng lòng tin, tin cậy, quản lý hiệu quả hơn các sự cố trên Biển Đông.

Kết thúc, Hội nghị đã nhất trí với đề xuất đăng cai Hội nghị SOM-DOC lần thứ 21 của Trung Quốc, dự kiến trong Quý IV/2023.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
"Xương sống" ngành năng lượng tái tạo Việt Nam

"Xương sống" ngành năng lượng tái tạo Việt Nam

13/01/2025 | 14:27

Kinhtedothi - Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện Mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là “mỏ vàng” về năng lượng tái tạo. Ngành này đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong nước và trên khắp thế giới.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam thương vong bởi động đất ở Tây Tạng

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam thương vong bởi động đất ở Tây Tạng

09/01/2025 | 20:39

Kinhtedothi - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định chưa có ghi nhận nào về thương vong đối với công dân Việt Nam sau trận động đất tại Tây Tạng (Trung Quốc), song Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vẫn tích cực theo dõi tình hình và sẵn sàng hỗ trợ nếu cần thiết.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ