Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam – Nhật Bản hợp tác phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao

Kinhtedothi – Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ - đại diện hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và Tổng Giám đốc nội dung Công ty TNHH Khu Công nghiệp Thăng Long đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao”.

Ngày 1/5, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Đặng An Bình đại diện cho hệ thống cơ sở GDNN và Tổng Giám đốc nội dung Công ty TNHH Khu Công nghiệp Thăng Long (TLIP) Hiroyoshi đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao”.

Dưới sự chứng kiến của 2 Thủ tướng, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ và Tổng Giám đốc nội dung Công ty TNHH Khu Công nghiệp Thăng Long đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao”. 

Trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ hợp tác, Công ty TNHH Khu Công nghiệp Thăng Long cùng với các nhà máy trong khu công nghiệp của mình hợp tác cải thiện hệ thống đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của các nhà máy Nhật Bản tại Việt Nam. Đồng thời, tiếp nhận các nhà giáo GDNN đến các nhà máy trong Công ty TNHH Khu Công nghiệp Thăng Long để đào tạo, phát triển năng lực. Cùng với đó là sắp xếp chương trình thực tập cho sinh viên học nghề tại các nhà máy; tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp vào làm việc tại các nhà máy trong Công ty TNHH Khu Công nghiệp Thăng Long.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản có các hoạt động chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, được gọi là Sáng kiến chung Việt – Nhật. Là một trong những hoạt động này, Nhóm công tác số 11 do Bộ LĐTB&XH và Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thành lập với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao.

Hoạt động của Nhóm 11 hướng tới mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với các nội dung hợp tác chính: Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà đầu tư Nhật Bản và các cơ sở GDNN về nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao của các nhà đầu tư Nhật Bản; Hợp tác giữa các tổ chức trên để cải thiện sự cân bằng giữa cung và cầu nguồn nhân lực kỹ thuật; Hỗ trợ phát triển hệ thống chứng chỉ kỹ năng; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao và hệ thống chứng chỉ kỹ năng.

Sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang được thầy giáo hướng dẫn thực hành nghề Công nghệ Ô tô. 

Tổng cục GDNN cho biết, để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về đào tạo chất lượng cao, GDNN cần đa dạng hóa phương thức đào tạo; hình thành những ngành nghề đào tạo mới, nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao, các nghề “xanh”, bảo đảm người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng sáng tạo – khởi nghiệp và ngoại ngữ… thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Thực hiện Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay 45 trường theo Quyết định 761 và 88 trường dự kiến phát triển thành trường chất lượng cao đến năm 2030 được đầu tư đồng bộ các yếu tố đảm bảo chất lượng để đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế và tăng cường hệ thống quản lý quản trị hiện đại. Một số trường đủ điều kiện đào tạo các nghề được chuyển giao từ Australia, Đức.

Để triển khai Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hiện nay, Bộ LĐTB&XH đang triển khai xây dựng đầu tư dự án Trung tâm Quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao tại 3 miền Bắc, Trung, Nam thông minh, hiện đại, xanh. Các Trung tâm Quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao tại 3 miền sẽ cùng các trường cao đẳng chất lượng cao khác có đủ năng lực tổ chức đào tạo, thực hành nghề chất lượng cao, đáp ứng nguồn nhân lực chất lương cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Lương và thu nhập thấp, 35,5% công nhân phải đi vay tiền để sống

Lương và thu nhập thấp, 35,5% công nhân phải đi vay tiền để sống

Giải bài toán tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022

Giải bài toán tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022

Quy định về tiền lương làm thêm 60 giờ/tháng

Quy định về tiền lương làm thêm 60 giờ/tháng

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin tài trợ