Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vĩnh Phúc: lưu luyến “dứa rừng lim” Đạo Trù

Kinhtedothi-Dưới tán rừng lim, người dân xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) trồng xen canh cây dứa từ khoảng 20 năm trước. Không ngờ rằng, sự cần cù, chịu khó hay lam hay làm của họ, đã tạo ra một đặc sản hết sức tình cờ, từ loại cây trồng phổ biến quen thuộc - cây dứa.

“Sự tích” dứa rừng lim

Từ thị trấn Đại Đình di chuyển theo đường tỉnh 302 hướng đi cầu Chang chừng 4 đến 5 km sẽ đến địa phận xã Đạo Trù. Theo con đường nhỏ hẹp với nhiều ngôi nhà lẩn khuất trong những vườn cây, suốt dọc đường trước cửa những ngôi nhà ấy, người dân địa phương dựng lên những căn lều nhỏ, bày bán nhiều sản vật địa phương: mật ong rừng, mít, măng ngâm ớt… khung cảnh thật yên bình.

Đạo Trù là địa phương được xem là khó khăn thuộc huyện Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc, dân số chủ yếu là đồng bào Sán Dìu sinh sống, với nhiều phong tục tập quán đặc sắc, giàu giá trị văn hóa. Nơi đây, không chỉ có những cánh rừng lim cổ thụ bạt ngàn quanh năm xanh tốt, mà còn nức tiếng bởi dứa rừng lim - một đặc sản độc đáo, được tạo nên rất tình cờ từ sự cần cù chịu khó của người dân địa phương.  

Nắng hè như đổ lửa, di chuyển trên những con đường rợp bóng cây cổ thụ xanh ngắt và mát rượi ở xã Đạo Trù quả là điều thoải mái. Nhưng còn thú vị hơn, nếu du khách dừng xe ở những quán ven đường đúng mùa dứa chín, nếm những miếng dứa vàng tươi, ngọt lịm, thơm lừng… đó mới thực sự đem lại cho người lữ hành một cảm giác thoải mái và thú vị.  

Đặc sản “dứa rừng lim”  luôn là niềm nhắc nhớ với những ai đã từng nếm thử. Ảnh: Sỹ Hào.

Tại một căn chòi dựng lên từ những chiếc cọc che chắn hết sức sơ sài, kề bên là cánh rừng lim với nhiều thân cây to vòng tay người lớn ôm không xuể, cành lá xum xuê che mát một khoảnh rộng. Nơi này được vợ chồng ông Nguyễn Văn Mây, thôn Đồng Liễu, xã Đạo Trù làm quán nước, và bày bán những sản vật địa phương, chủ yếu là các loại hoa quả: chuối, mít, na, bưởi và đặc biệt là dứa rừng lim… mùa nào thức ấy.

Bằng giọng kể đều đều, ông Nguyễn Văn Mây kể về “sự tích” hình thành một thứ đặc sản của địa phương hết sức bất ngờ. Mấy chục năm về trước, diện tích rừng trồng Lim ở xã Đạo Trù thuộc sự quản lý của Hợp tác xã. Nhưng đến khoảng năm 1976 hoặc 1977, Hợp tác xã đã giải thể và chuyển nhượng quyền quản lý rừng lim cho các hộ dân – người dân không được khai thác lim, mà chỉ được trông coi, canh tác dưới những tán rừng, khi ấy bạt ngàn cây dại cây tạp.

“Chúng tôi dọn dẹp cây tạp dưới tán rừng lim, trồng các loại hoa màu như khoai sắn, rau củ, tuy nhiên năng suất và hiệu quả không cao. Lúc bấy giờ có một số người thử nghiệm trồng cây dứa, với mục đích cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất bánh kẹo ở huyện Tam Dương.

Khi dứa chín, hầu hết mọi người đều ngỡ ngàng, vì những quả dứa trồng dưới tán rừng lim đều có vị thơm ngon vô cùng đặc biệt, mà các loại dứa trồng ở nơi khác không thể nào sánh kịp” -  ông Nguyễn Văn Mây cho biết.

Thật bất ngờ, sinh trưởng dưới tán rừng lim, những cây dứa bình thường đã thay đổi hoàn toàn hương vị, trở nên ngọt thanh, không có vị chua, và thơm hơn rất nhiều so với trồng ở các nơi khác.

Lưu luyến đặc sản trời ban…

Hữu xạ tự nhiên hương, nhiều du khách mỗi khi có dịp qua xã Đạo Trù, và một phần thị trấn Đại Đình vào mùa hè, đặc sản “dứa rừng lim” luôn là niềm nhắc nhớ với họ.

Dứa bắt đầu chín rộ từ cuối tháng 5 âm lịch, nhất là từ 20/5 trở đi, trước thời gian này thường là dứa nơi khác chuyển về giả dạng “dứa rừng lim”. Dứa rừng lim Đạo Trù thường không bán theo cân, khách có nhu cầu thì lựa mua theo quả, mỗi quả dao động từ 7 đến 10 nghìn đồng, tùy mức độ nhỏ to.

Nhiều người dân xã Đạo Trù lưu luyến và muốn giữ lại “dứa rừng lim” như gìn giữ một “đặc sản” trời ban, đã đem lại thu nhập ổn định, bền vững cho nhiều gia đình. Ảnh: Sỹ Hào.

Người dân xã Đạo Trù cũng cho biết, huyện Tam Đảo hiện có gần 25 ha dứa, trong đó Đại Đình và Đạo Trù là 2 địa phương có diện tích trồng nhiều nhất. Trồng dứa, phải mất thời gian khoảng chừng 3 năm thì cây mới có thể cho thu hoạch. “Ác liệt” là, trong thời gian “đằng đẵng” đó, phải canh chừng hết sức cẩn thận, bởi những khoảnh dứa non trồng ở những khoảnh rừng xa nhà, là loại cây bị trâu bò ăn phá rất mạnh.

“Có khi công sức ròng rã 3 năm trời, sơ sểnh sẽ bị trâu bò phá sạch trong một buổi sáng. Nhưng khi dứa đã cho thu hoạch ổn định, thì công chăm sóc cũng giảm xuống rất nhiều, và cứ thế cho thu nhập bền vững năm này qua năm khác mà không cần trồng lại” – ông Lý Văn Tư, xã Đạo Trù nói.  

Thu nhập đem lại từ dứa rừng lim chừng 100 triệu đồng/1 ha/năm, thấp hơn so với trồng bạch đàn. Nhưng nhiều người dân địa phương vẫn không muốn chuyển đổi sang cây trồng khác, không chỉ vì muốn giữ lại sự màu mỡ của đất đai – trồng bạch đàn, hoặc keo khiến đất nhanh bạc màu. Phần khác, họ lưu luyến và muốn giữ lại “dứa rừng lim” như gìn giữ một “đặc sản” trời ban, đã đem lại thu nhập ổn định, bền vững cho nhiều gia đình.

Vĩnh Phúc: giải quyết việc làm cho 13.700 người trong 6 tháng đầu năm

Vĩnh Phúc: giải quyết việc làm cho 13.700 người trong 6 tháng đầu năm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng, Phú Quốc, Tây Ninh dự báo đông khách dịp Tết Ất Tỵ

Đà Nẵng, Phú Quốc, Tây Ninh dự báo đông khách dịp Tết Ất Tỵ

11/01/2025 | 21:48

Kinhtedothi - Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày dự báo Đà Nẵng, Phú Quốc và Tây Ninh là những điểm đến được “săn đón” hàng đầu. Với các lễ hội đặc sắc, cảnh quan đầu tư và trải nghiệm đẳng cấp, các địa phương này hứa hẹn thu hút đông đảo du khách.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ