Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vĩnh Phúc: thương mại dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng cao

Kinhtedothi - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2024 tỉnh Vĩnh Phúc ước tính đạt 7.428,8 tỷ đồng, tăng 16,27% so với tháng 11/2023. Doanh thu cả 4 thành phần gồm hoạt động bán lẻ; dịch vụ lưu trú, ăn uống; du lịch lữ hành; dịch vụ khác đều tăng so với năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng trưởng mạnh

Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đến thời điểm tháng 11/2024 hoạt động thương mại và dịch vụ của tỉnh Vĩnh Phúc duy trì đà tăng trưởng, nhờ các chương trình xúc tiến, bình ổn giá và kích cầu tiêu dùng. Các sự kiện mua sắm cùng nhiều hoạt động văn hóa, giải trí khác được tổ chức đã tạo không khí mua sắm sôi động, góp phần gia tăng doanh thu của hầu hết các nhóm ngành hàng hóa và dịch vụ.

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2024 đạt khoảng 7.428,8 tỷ đồng, tăng 2,23% so với tháng trước và tăng 16,27% so với tháng 11/2023.

Đáng chú ý, doanh thu của cả 4 thành phần cấu thành tổng mức gồm hoạt động bán lẻ; dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ du lịch lữ hành và dịch vụ khác đều tăng với tốc độ tăng 2 con số so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 11 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 73.276,2 tỷ đồng, tăng 10,77% so với năm trước.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 11/2024 ước đạt 6.104,3 tỷ đồng, chiếm 82,17% tổng mức, tăng 1,98% so với tháng trước và tăng 16,78% so với cùng kỳ. Doanh thu các nhóm ngành hàng tăng cao gồm: lương thực, thực phẩm (+26,11%), đồ dùng gia đình (+25,68%), hàng may mặc (+25,39%), và đá quý, kim loại quý (+35,76%). Lũy kế 11 tháng năm 2024, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 59.713,8 tỷ đồng, tăng 10,29% so với năm 2023.

Doanh thu bán lẻ  thuộc lĩnh vực đá quý, kim loại quý tháng 11/2024 tại Vĩnh Phúc đạt mức tăng trưởng +35,76%. Ảnh: Sỹ Hào. 

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 11/2024 ước đạt 623,3 tỷ đồng, tăng 5,57% so với tháng trước và tăng 13,13% so với cùng kỳ năm 2023 (bao gồm dịch vụ lưu trú đạt 60,5 tỷ đồng, tăng 12,28%; dịch vụ ăn uống đạt 562,8 tỷ đồng, tăng 13,22%). Lũy kế 11 tháng năm 2024, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 6.290,0 tỷ đồng, tăng 9,37% so với năm trước.

Doanh thu du lịch lữ hành tháng 11/2024 đạt 24,5 tỷ đồng, giảm 27,0% so với tháng trước nhưng tăng 23,54% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 11 tháng, doanh thu đạt 496,5 tỷ đồng, tăng 106,41% so với cùng kỳ năm trước, nhờ sự phục hồi du lịch và sức hút của các điểm đến như Tam Đảo, Tây Thiên.

Về doanh thu dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tháng 11/2024 ước đạt 676,7 tỷ đồng, tăng 2,97% so với tháng trước và tăng 14,46% so với năm trước. Lũy kế 11 tháng năm 2024, doanh thu dịch vụ khác đạt 6.775,9 tỷ đồng, tăng 12,67% so với cùng kỳ.

Hoạt động ngân hàng, tín dụng được kiểm soát ở mức an toàn

Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, tín dụng, mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho tín dụng tăng trưởng trong các tháng cuối năm, lãi suất huy động bằng VNĐ phổ biến từ 0,2-6%/năm đối với từng kỳ hạn; lãi suất cho vay trên địa bàn phổ biến từ 3,5-10,5%/năm đối với từng kỳ hạn và đối tượng.

Tổng nguồn vốn huy động dự kiến tại thời điểm 30/11 đạt 135 nghìn tỷ đồng, tăng 6,96% so với cuối năm 2023. Tăng trưởng ở cả 02 nguồn tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế với mức tăng lần lượt là 8,46% và 3,97% tương ứng huy động được 91 nghìn tỷ đồng và 45 nghìn tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay tại thời điểm 30/11 đạt 140 nghìn tỷ đồng, tăng 9,24% so với cuối năm 2023.

Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khá nhiều, dư nợ cho vay chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, ước đạt 103 nghìn tỷ đồng, tăng 10,94% so với cuối năm 2023, chiếm 73,57% tổng dư nợ.

Cơ cấu dư nợ tập trung vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ và đầu tư phát triển, trong đó dư nợ khu vực hộ gia đình, tư nhân, cá thể chiếm 57,86% tổng dư nợ và dư nợ khu vực doanh nghiệp chiếm 41,75% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu ước tính tại thời điểm 30/11 chiếm 1,05% tổng dư nợ, tiếp tục được kiểm soát ở mức an toàn.

Vĩnh Phúc: tăng cường thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội

Vĩnh Phúc: tăng cường thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

22/01/2025 | 17:34

Kinhtedothi - Để đưa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) vào cuộc sống, việc cần ưu tiên trước hết là hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư cho khoa học công nghệ.

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

22/01/2025 | 10:38

Kinhtedothi - Sự phát triển không ngừng của các hình thức, phương tiện thanh toán mới, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động… ngày càng phổ biến. Song song với đó các ngân hàng cũng đầu tư lớn về tài chính, công nghệ, con người.

Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ