Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vụ “đất tặc” ở Sóc Sơn: Cái kết đắng cho 2 kẻ cầm đầu

Kinhtedothi - Trong thời gian khoảng nửa năm, Phúc và Ngợi đã khai thác trái phép được hơn 126.848m3 đất, trong đó phần lớn là đất sét. Theo tính toán của cơ quan chức năng thì khối lượng tài nguyên đất nêu trên tương ứng với số tiền hơn 2 tỷ đồng...

2 bị cáo Phúc và Ngợi tại phiên tòa xét xử.
Vừa qua, ngày 15/8, TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử đối với Nguyễn Văn Phúc (SN 1969, trú ở xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội) và Nguyễn Văn Ngợi (SN 1967, trú tại xã Đông Xuân, cùng huyện Sóc Sơn, Hà Nội) về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”, quy định tại Điều 172-BLHS.
Cáo trạng truy tố 2 bị cáo thể hiện, chiều 5/12/2016, lực lượng Công an TP Hà Nội bắt quả tang một số ô tô, máy xúc đang xúc đất để vận chuyển đi nơi khác, tại khu vực giữa Sân bay Nội Bài và Khu công nghiệp Nội Bài, thuộc xã Quang Tiến của huyện Sóc Sơn.
Tại thời điểm lực lượng công an phát hiện hành vi nêu trên, Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Văn Ngợi được xác định là chủ khu đất và là những người trực tiếp tổ chức khai thác nguồn đất sét. Tuy nhiên, hai người này không xuất trình được giấy phép khai thác tài nguyên của cơ quan chức năng.
Qua điều tra, cơ quan công an làm rõ năm 2012, Phúc và Ngợi hùn tiền để đấu thầu lại mảnh đất hơn 28.900m2, trong đó có 17.760m2 đất trồng trọt và 11.200m2 mặt nước để nuôi trồng thủy sản, thuộc xã Quang Tiến. Chủ thầu khu đất này trước đó là anh Nguyễn Văn Huyên (SN 1975), trú tại địa phương. Đầu năm 2015, bộ đôi Phúc, Ngợi quyết định mua đứt khu đất của anh Huyên với giá 1,1 tỷ đồng.
Sau đó, các đối tượng có ý định làm ăn mới nên quyết định chặt bỏ hết cây cối xung quanh, đồng thời hút hết nước ở phần diện tích mặt nước để xúc đất đem bán cho những tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Tiến hành khai thác tài nguyên trái phép, hàng ngày Phúc, Ngợi thuê ô tô, máy xúc đến thi công, chở đến các địa điểm theo đơn hàng và thu tiền của khách.
Từ giữa năm 2016 đến tháng 12/2016, Phúc và đồng phạm đã khai thác được hơn 126.848 m3 đất, trong đó phần lớn là đất sét. Theo tính toán của cơ quan chức năng thì khối lượng tài nguyên đất nêu trên tương ứng với số tiền hơn 2,5 tỷ đồng...
 Khu đất các đối tượng khai thác trái phép.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng cũng làm việc với đại diện UBND xã Quang Tiến gồm ông Lê Xuân Dũng - Chủ tịch, Nguyễn Văn Thi - Phó Chủ tịch và Trần Thị Nụ - cán bộ địa chính. Cả 3 cho rằng khu vực các bị cáo khai thác đất không thuộc địa giới hành chính của xã mình, thuộc về xã Mai Đình bên cạnh. UBND xã Mai Đình khẳng định ngược lại, cho rằng khu đất bị khai thác trái phép thuộc địa phận xã Quang Tiến.
Từ đó, CQĐT cho rằng, các cán bộ xã Quang Tiến chưa nhận thức rõ địa giới hành chính nên buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong công tác của mình… nên đề nghị UBND huyện Sóc Sơn xử lý hành chính với các cán bộ này.
Tại phiên tòa, chủ tọa đặt câu hỏi khu đất của Phúc và Ngợi thuộc xã nào? Đại diện UBND huyện Sóc Sơn đáp, đây là đất quốc phòng, do quân đội quản lý. Khi chủ tọa nêu các căn cứ thể hiện đây không phải đất quốc phòng, đại diện huyện Sóc Sơn cho rằng đây là lỗi của phía quân đội khi không quản lý hết đất được giao.
Sau nghị án, căn cứ vào toàn bộ hồ sơ vụ án, các tình tiết liên quan cũng như diễn biến tại tòa, HĐXX TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Phúc án 24 tháng tù, Nguyễn Văn Ngợi 18 tháng tù nhưng đều được hưởng án treo về tội danh trên. Ngoài ra, Tòa buốc các bị cáo phải nộp lại số tiền thu được từ bán đất sét cũng như đất san nền.   
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ