Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tại xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì: Tái diễn tình trạng ô nhiễm sông, hồ

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, khoảng 10km sông Tô Lịch, đoạn chảy qua xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì vẫn bị ô nhiễm nặng, nước ở khúc sông nghẽn tắc, đen đục, rác thải chất thành từng đống lớn nhỏ ngay trên sông.

Thanh Trì là huyện có địa hình trũng thấp của Hà Nội, nhiều sông lớn bị ô nhiễm chảy qua, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân. Trước thực trạng trên, từ năm 2016, huyện Thanh Trì đã có nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo vệ môi trường. Từ đó, huyện đã đưa ra kế hoạch triển khai tổng vệ sinh môi trường, trong đó, tập trung cải tạo các sông, hồ trên địa bàn.

Tại xã Vĩnh Quỳnh, cùng với sự vào cuộc của chính quyền và sự đồng thuận của Nhân dân, cảnh quan môi trường đã được cải thiện rõ nét. Trên toàn tuyến sông, hồ đã thông thoáng, sạch sẽ, xanh mát, không còn tình trạng lấn chiếm, đổ rác thải. Xã Vĩnh Quỳnh được coi là một điểm sáng về cải tạo cảnh quan và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Với những kết quả đã đạt được, lãnh đạo xã Vĩnh Quỳnh từng chia sẻ, thời gian tới, vấn đề môi trường trên toàn tuyến sông hồ trên địa bàn sẽ tiếp tục được gìn giữ bền vững. Để chống tái lấn chiếm và đảm bảo cảnh quan môi trường, xã sẽ vận động Nhân dân thực hiện “ba không”: Không vứt rác ra sông, không bắt tôm cá trên sông, không dựng lều quán bán hàng.

Rác thải ngập trên sông Tô Lịch ở xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì. Ảnh: Hà Ánh

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm lại xuất hiện. Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị vào sáng 12/5, đường ven sông Tô Lịch ở thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh ngập rác thải, dòng nước đen kịt bốc mùi hôi thối. Trên lòng sông rác chất thành đống lớn nhỏ gây tắc nghẽn và dềnh lên khắp sông gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Rác thải dềnh lên khắp sông gây tắc nghẽn, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng . Ảnh: Hà Ánh

Theo chia sẻ của người dân tại thôn Quỳnh Đô, nhiều người dân ý thức kém thường đổ trộm rác thải sinh hoạt, rác thải cồng kềnh ra sông, việc xử lý vi phạm lại chưa đủ sức răn đe.

Đủ các loại rác thải được vứt trên sông. Ảnh: Hà Ánh

Ngay tại đây, chính quyền địa phương đã cắm biển quy định về việc giữ gìn môi trường ao, hồ, lòng sông và nếu cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý. Thế nhưng, dù có biển cấm thì tình trạng trên vẫn tái diễn.

Đường ven sông Tô Lịch ngập rác thải. Ảnh: Hà Ánh
Dù đã có quy định về việc giữ gìn môi trường lòng sông ao, hồ nhưng  không hiệu quả. Ảnh: Hà Ánh

Vì vậy, để sớm giải quyết tình trạng trên và bảo vệ môi trường bền vững, đảm bảo chất lượng sống cho người dân khu vực, đề nghị chính quyền địa phương sớm có giải pháp xử lý triệt để vi phạm; người dân cần nâng cao ý thức, chung tay phối hợp và có ý thức bảo vệ môi trường sông, hồ, bảo vệ chính mình.

Giám sát, khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề

Giám sát, khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề

Hà Nội: Mạnh tay xử lý công trình xây dựng gây ô nhiễm môi trường

Hà Nội: Mạnh tay xử lý công trình xây dựng gây ô nhiễm môi trường

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ