Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh:

Xây dựng nhiều trường học tại quận Bình Tân từ năm 2024

Kinhtedothi – Việc xây dựng nhiều trường học nhằm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025, về chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân, đáp ứng nhu cầu trường lớp tại quận Bình Tân trước áp lực gia tăng dân số cơ học cao hàng năm.

Kỳ họp thứ 13 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026) vừa kết thúc. Tại Kỳ họp này, đại biểu đã thông qua nhiều Nghị quyết, đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ngoài những Nghị quyết hỗ trợ học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, còn có nhiều Nghị quyết xây dựng mới trường học trên địa bàn quận Bình Tân bằng ngân sách Nhà nước.

Giáo viên Trường TH An Lạc 3, TP Hồ Chí Minh  (Ảnh: website nhà trường) 

Cụ thể, xây mới Trường THCS Lê Ngọc Hân với 45 phòng học và các phòng chức năng, khối phụ trợ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị đi kèm. Dự án xây trường này thuộc nhóm B, có tổng mức đầu tư 296,575 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách TP. Trường sẽ được xây tại phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân).

Về thời gian thực hiện dự án, năm 2023 khảo sát xây dựng, lập dự án và thiết kế cơ sở, xin thỏa thuận ý kiến các ban ngành liên quan (giấy phép quy hoạch, thỏa thuận tổng mặt, thẩm định phòng cháy chữa cháy, thỏa thuận kế hoạch bảo vệ môi trường…), thẩm định và phê duyệt dự án ở cấp có thẩm quyền theo quy định; lập, thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án. Năm 2024 lập các thủ tục pháp lý và khởi công xây dựng đến năm 2025 hoàn thành thi công, nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Đối với công trình Trường TH An Lạc 3, sẽ được mở rộng nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất đang xuống cấp, bổ sung các phòng chức năng và phần diện tích mở rộng nhằm đảm bảo tỉ lệ học sinh trên diện tích khuôn viên (đạt 8,1 m2/ học sinh), đáp ứng tiêu chí công nhận “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” theo Quyết định số 07/2022/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của UBND TP Hồ Chí Minh, vào năm 2025.

Trường TH An Lạc 3 được xây mới từ năm 1997, đến nay xuống cấp. HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026) đã thông qua Nghị quyết xây dựng mở rộng trường. (Ảnh: website nhà trường) 

Trường TH An Lạc 3 với quy mô 30 phòng học và các phòng chức năng. Trong đó, sửa chữa cải tạo 12 phòng học, phòng chức năng hiện hữu; tháo dỡ, xây dựng lại 18 phòng học, các phòng chức năng, khối công trình phụ trợ, trang thiết bị đi kèm, kết nối hạ tầng giao thông. Tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng, vốn ngân sách TP, địa điểm thực hiện dự án tại số 504/58C Kinh Dương Vương (phường An Lạc A). Về thời gian thực hiện dự án, năm 2024-2025 khởi công xây dựng đến năm 2026 hoàn thành, quyết toán công trình.

Ngoài 2 ngôi trường nêu trên, nhiều dự án xây dựng mới trường học cũng được HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026). Theo đó, các nội dung điều chỉnh gồm: tên gọi của chủ đầu tư, tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện. Những dự án xây mới trường học được điều chỉnh đều có chung các điểm, như: năm 2023 phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư; năm 2024 phê duyệt điều chỉnh dự án, thực hiện và hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, lập các thủ tục pháp lý theo quy định. Đến năm 2025 tổ chức thi công và năm 2026 hoàn thành đưa vào sử dụng.

Cụ thể, Trường TH Bình Trị Đông có tổng mức đầu tư 201,117 tỷ đồng, nay điều chỉnh tăng thành 380,512 tỷ đồng. Trường TH Hai Bà Trưng tổng mức đầu tư 173,059 tỷ đồng, nay tăng thành 462,554 tỷ đồng. Trường TH Lê Hữu Trác tổng mức đầu tư 188,675 tỷ đồng, điều chỉnh chỉnh tăng thành 315,298 tỷ đồng. Trường TH Trần Nhân Tông tổng mức đầu tư 195,969 tỷ đồng, nay tăng thành 482,395 tỷ đồng. Trường THCS Tôn Đức Thắng có tổng mức đầu tư 168,709 tỷ đồng, nay tăng thành 276,818 tỷ đồng.

Ngoài những ngôi trường nêu trên sẽ được xây dựng từ năm 2024 bằng ngân sách Nhà nước, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026) cũng thông qua Nghị quyết ban hành danh mục dự án để kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế (6 dự án), giáo dục - đào tạo (12 dự án), thể thao và văn hóa (23 dự án). 

12 dự án trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo tại TP Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Ảnh: Tân Tiến.

Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo có 12 dự án được kêu gọi đầu tư như: xây trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế, tại các quận 7, 8, 12, Bình Tân; huyện Bình Chánh và TP Thủ Đức. 

TP Hồ Chí Minh hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo

TP Hồ Chí Minh hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ