Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng trường học hạnh phúc: Nhiều hiệu trưởng còn mang tư tưởng áp đặt

Kinhtedothi -Chiều nay (22/11), tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Bộ GD&ĐT phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Hiệu trưởng thay đổi - Vì một trường học hạnh phúc”.

Buổi tọa đàm có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam Vũ Minh Đức, giảng viên Đại học Sookmyung, Ủy viên cố vấn chính sách của Bộ GD, Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc Peck Cho cùng hơn 400 hiệu trưởng trên toàn quốc.
Phát biểu trong buổi Tọa đàm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, hạnh phúc là làm việc mình thích và thích việc mình đang làm, từ đấy mới có nhiệt huyết để giảm áp lực.
 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Lưu Ly
Trong việc xây dựng trường học hạnh phúc, hiệu trưởng có vai trò đặc biệt. Khi hiệu trưởng hạnh phúc thì các thầy mới có sự sáng tạo, cảm thông chia sẻ, vị tha, qua đó tạo môi trường mà ở đó mọi người đều thương yêu nhau. 
Hạnh phúc là một khái niệm rộng lớn, khó để hình dung, vì vậy cần có những tiêu chí cụ thể để xây dựng. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, có 3 nhóm tiêu chí để xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc.
Đầu tiên, xây dựng môi trường tôn trọng sự phát triển của học sinh (HS). HS không lo sợ bạo lực, được thể hiện cái riêng của mình, được đối xử với nhau thân thiện, không phân biệt đẳng cấp hay xếp hạng. Ở đó, HS được phát triển tối đa năng lực của mình, được tôn trọng, không ai bị bỏ rơi. 
Trường học là một thiết chế văn hóa xanh, sạch, đẹp, không nhất thiết phải là những ngôi trường hiện đại, tiện nghi. Ở các vùng miền núi khó khăn, nếu các hiệu trưởng biết sắp xếp thì vẫn có thể xây dựng được một môi trường tuy không khang trang nhưng vẫn sạch đẹp. Trường học còn phải là môi trường dân chủ, ở đó mọi người được thể hiện ý kiến của mình.
Thứ hai, giáo viên phải được sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học, dân chủ đóng góp ý kiến, phải gợi cho các thầy cô giáo sự sáng tạo vì sáng tạo sẽ tạo nên môi trường hạnh phúc. Hiện nay, nhiều hiệu trưởng sáng tạo nhưng cũng có hiệu trưởng còn mang tư tưởng áp đặt, bắt GV phải nghe theo.
Do vậy, hiệu trưởng cần thay đổi, giao quyền chủ động cho giáo viên, phải tạo ra môi trường mà giáo viên dám đổi mới, hỗ trợ lẫn nhau và không chạy theo thành tích.
HS đến trường phải được vui chơi, trải nghiệm, sáng tạo bên cạnh việc học tập. Khi HS không chịu áp lực của bài tập, không bị phân biệt đối xử thì sẽ cảm thấy hạnh phúc khi đến trường. Nếu hiệu trưởng khích lệ, động viên kịp thời, giáo viên phấn khởi, từ đó lại khích lệ kịp thời HS. Vậy nên, cần bỏ những hình phạt và thay vào đó là kỷ luật tích cực.
Thứ ba, hiệu trưởng trên cương vị của mình sẽ làm cho các thầy cô giáo, HS tự hào về ngôi trường của mình để nhận được sự tôn trọng trong cộng đồng.
Từ ba tiêu chí này, hiệu trưởng sẽ có những giải pháp để xây dựng một môi trường thực sự hạnh phúc. Ở đó, hiệu trưởng có trọng trách khơi dậy, dẫn dắt, truyền lửa, dẫn dắt tập thể sư phạm phấn đấu vì môi trường hạnh phúc, ở đó mọi người muốn đến trường, muốn đi học.
“Khi tạo được môi trường hạnh phúc trong nhà trường sẽ hình thành những con người coi trọng cảm xúc chứ không phải chạy theo trí tuệ nhân tạo, chạy theo công nghệ” - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ