Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xe khách dừng, đỗ sai nơi quy định: Vì sao khó xử lý triệt để?

Kinhtedothi - Tình trạng xe khách dừng, đỗ đón trả khách sai nơi quy định là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc, mất ATGT. Mặc dù các lực lượng chức năng vẫn thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm, song do thiếu những biện pháp đủ mạnh nên đây vẫn là vấn đề nóng.

Cố tình vi phạm
Như đã nói, từ trước đến nay, việc kiểm tra, xử lý các trường hợp xe khách dừng, đỗ đón trả khách sai nơi quy định là một trong những việc làm thường xuyên, liên tục của các lực lượng chức năng nói chung và CSGT nói riêng. Thế nhưng, dù đã xử lý nhiều nhưng tình trạng cố tình vi phạm vẫn thường xuyên diễn ra, đặc biệt là những thời điểm vắng bóng các lực lượng chức năng.
 Đối với các trường hợp vi phạm, lực lượng CSGT sẽ kiên quyết xử lý theo quy định.
Ngày 1/3, chúng tôi cùng tổ công tác của tổ công tác Đội CSGT số 7, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội làm nhiệm vụ tại nút Nguyễn Trãi hướng lên đường Vành đai 3 trên cao (đường Nguyễn Xiển). Theo ghi nhận, chỉ trong vòng gần một giờ, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý gần chục trường hợp vi phạm.

Tại thời điểm kiểm tra, hầu hết các lái xe khi bị lực lượng CSGT đón lõng, thông báo vi phạm đều thừa nhận hành vi vi phạm. Nhưng vẫn có trường hợp lái xe bất chấp nguy hiểm cố tình “thông chốt”. Đơn cử trường hợp của xe khách Đoàn Xuân, BKS 15B - 013.25 chạy tuyến Yên Nghĩa (Hà Nội) - Hải Phòng có hành vi dừng đỗ, đón trả khách sai quy định bị lực lượng CSGT hóa trang thông báo cho tổ công tác đón lõng để xử lý. Nhưng, thay vi chấp hành, lái xe đã tăng ga bỏ chạy.

Tăng cường phạt nguội

Liên quan đến vấn đề này, Thiếu tá Vũ Mạnh Nam – Đội phó Đội CSGT số 7 cho biết, hàng ngày ngoài việc bố trí lực lượng chốt trực tại các khu vực đường dẫn lên đường Vành đai 3 trên cao, Đội CSGT số 7 đã bố trí một tổ tuần tra lưu động dọc theo tuyến Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến để xử lý các trường hợp xe khách dừng đỗ, đón trả khách không đứng nơi quy định. Tuy nhiên, Thiếu tá Vũ Mạnh Nam thẳng thắn cho biết, mặc dù đã kiểm tra, xử lý nhiều nhưng tình trạng xe khách, xe khách chở hợp động vận chuyển khách trá hình vẫn diễn ra hết sức phức tạp, khó xử lý.

Để khắc phục tình trạng trên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông cho rằng, từ trước đến nay, việc xử lý vi phạm pháp luật giao thông chủ yếu vẫn dựa vào lực lượng chức năng làm việc trực tiếp ngoài đường nên hiệu quả đem lại không cao. Do đó, đã đến lúc các đơn vị quản lý nên thay đổi cách kiểm tra, xử lý trong lĩnh vực giao thông.

Cụ thể, một số ý kiến cho rằng, trong hoàn cảnh hiện nay, sẽ không có lực lượng nào đủ sức để cắm chốt 24/24 giờ tại các nút giao để kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm. Do đó, các cơ quan chức năng cần khẩn trương đầu tư lắp đặt camera giám sát giao thông tại các tuyến đường trọng điểm, khu vực đường dẫn lên đường Vành đai 3 để tăng cường quản lý, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm theo hình thức phạt nguội để tạo sức răn đe, từ đó nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Đối với các trường hợp đã được lực lượng CSGT hóa trang ghi lại hành vi vi phạm, nhưng cố tình bỏ chạy, Đội CSGT số 7 sẽ ghi lại biển số, yêu cầu DN đưa lái xe và đưa phương tiện hôm đó vi phạm về đội xử lý theo quy định.

Thiếu tá Vũ Mạnh Nam - Đội phó Đội CSGT số 7, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ