Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xét xử giai đoạn 2 đại án VNCB: Buộc 3 ngân hàng trả 6.126 tỷ đồng cho CBbank là không khả thi

Kinhtedothi - Đó là nhận định của luật sư Nguyễn Huy Thiệp, bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong phần bào chữa bổ sung tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 bị cáo khác phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” ngày 29/1.

Trong phần bào chữa bổ sung cho bị cáo Phạm Công Danh, luật sư Trần Minh Hải cho rằng quan điểm của đại diện Ngân hàng Xây dựng (CBbank) về khoản 4.500 tỷ đồng là không rõ ràng. Vì vậy, cần làm rõ số tiền này hiện ở đâu, ai đang sử dụng, thời gian sử dụng thế nào. “Ngân hàng có hệ thống hạch toán, kế toán thì phải biết rõ 4.500 tỷ đồng nằm ở đâu? Số tiền này chưa bao giờ thuộc về CBbank, vì ngân hàng này chưa được tăng vốn. Đã không thuộc về mình mà lại đem sử dụng thì phải trả lại” - luật sư Hải nhấn mạnh.
 Các bị cáo bị áp giải về trại giam.
Cũng theo luật sư Hải, số tiền 4.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ của VNCB là nút thắt quan trọng của vụ án. Về khoản tiền này, đại diện Viện KSND đối đáp chưa rõ. 4.500 tỷ đồng là số tiền rất sát với khoản tiền Phạm Công Danh vay của BIDV. Nếu không xem xét khoản tiền này thì một loạt vấn đề trong vụ án không thể được làm rõ, vì sẽ không biết ai là người bị thiệt hại trong vụ án. Việc làm rõ số tiền này là trách nhiệm của CQĐT, HĐXX… vì bị cáo Phạm Công Danh khó khởi kiện CBbank để đòi tiền nhằm trả cho Nhà nước. Luật sư Hải cho rằng, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước công khai các bút toán, báo cáo tài chính của CBbank thời điểm trước, sau kiểm toán sẽ sáng tỏ số tiền 4.500 tỷ đồng.
Bảo vệ quyền lợi cho BIDV, luật sư Nguyễn Huy Thiệp cũng đề nghị HĐXX xem xét về số tiền 4.500 tỷ đồng mà Phạm Công Danh dùng tăng vốn điều lệ nhằm giảm thiệt hại từ vụ án cho các bị cáo. Liên quan đến đề nghị thu hồi hơn 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng: BIDV, TPbank và Sacombank để trả cho CBbank, luật sư Thiệp cho rằng không phù hợp, gây đảo lộn nhiều thứ.
Theo luật sư Thiệp, BIDV cho VNCB vay chứ không cho Phạm Công Danh hay Phan Thành Mai vay. Việc cho vay dựa trên nghị quyết HĐQT của VNCB và việc BIDV cho vay hoàn toàn đúng pháp luật. Việc BIDV với VNCB giao dịch không phải lần đầu, nhưng không hiểu vì sao lần giao dịch này lại bị coi là có tội.
“Tôi mong HĐXX có phán quyết đúng đắn giúp các ngân hàng kinh doanh ổn định. BIDV không biết 11 công ty vay vốn là của ông Danh, tại phiên tòa các lời khai của bị cáo Danh đều cho thấy điều này. Việc buộc 3 ngân hàng (BIDV, TPbank và Sacombank) trả tiền cho CBbank, rồi sau đó 3 ngân hàng đi đòi tiền Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh là việc làm không khả thi. Nếu muốn thu hồi trên 2.550 tỷ đồng từ BIDV thì Viện KSND cần chỉ rõ vi phạm của BIDV. Tiền gửi của tổ chức tín dụng tại các ngân hàng khác có thể từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả nguồn tiền huy động từ dân. Trong trường hợp này, VNCB gửi tiền tại BIDV để bảo lãnh cho 11 công ty vay vốn là đúng quy định” - luật sư Thiệp nói.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đắk Nông: triệt phá 2 nhóm cho vay với lãi suất đến 695%/năm

Đắk Nông: triệt phá 2 nhóm cho vay với lãi suất đến 695%/năm

29/12/2024 | 07:37

Kinhtedothi - Công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã liên tiếp đấu tranh, triệt phá 2 nhóm, 4 đối tượng hoạt động “tín dụng đen” cho vay lãi nặng, thu giữ nhiều tang vật liên quan, góp phần bảo vệ sự bình yên trên địa bàn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ