Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xét xử “VN Pharma bán thuốc giả chữa ung thư”: Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường không đến tòa

Kinhtedothi – Dù tòa án đã triệu tập đến phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và làm chứng, nhưng ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế không đến!

Triệu tập gần 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Sáng 24/9, TAND TP Hồ Chí Minh đưa vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma (VN Pharma – PV) ra xét xử sơ thẩm lần 2 với 12 bị cáo, gồm: Nguyễn Minh Hùng (SN 1978, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc VN Pharma); Võ Mạnh Cường (SN 1978, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hàng hải quốc tế H&C), Phạm Quỳnh Trang (nhân viên Công ty H&C); Phạm Anh Kiệt (SN 1963, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn - Sapharco); Nguyễn Trí Nhật (SN 1975), Ngô Anh Quốc (SN 1984) và Phan Xuân Thiện (cả 3 là nguyên Phó Tổng Giám đốc VN Pharma); các bị cáo nguyên là cán bộ VN Pharma, gồm:  Phan Cẩm Loan (SN 1973), Lê Thị Vũ Phương (SN 1982), Bùi Ngọc Duy (SN 1986) và Hoàng Trúc Vy; Phạm Văn Thông (SN 1954, dược sĩ).
 Bị cáo Nguyễn Minh Hùng bị áp giải đến tòa sơ thẩm (lần 2) vào sáng 24/9.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ 2, dù tòa án đã triệu tập nhưng ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế đã không đến! Ngoài ông Cường, tòa cũng triệu tập 9 chuyên gia, cán bộ thuộc Hội đồng Giám định thuốc thuộc Cục Quản lý Dược (QLD) Bộ Y tế, một số trong 9 người này vắng mặt nhưng có ủy quyền cho đồng nghiệp.
Tòa án cũng triệu tập đại diện Cục QLD Bộ Y tế (ông Nguyễn Thành Lâm, Phó Cục trưởng được ủy quyền tham dự), đại diện Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh (ông Dương Công Minh, Trưởng phòng Kế hoạch đại diện) cùng 181 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và là người làm chứng trong vụ án.
Trước đó tại bản án sơ thẩm ngày 25/8/2017, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 9 bị cáo, trong đó nhóm tội “Buôn lậu”, gồm: Hùng và cùng 12 năm tù, Nhật 5 năm tù, Quốc 4 năm tù, Loan 3 năm 6 tháng tù, Phương 3 năm tù. Đối với nhóm tội “Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức”, gồm: Duy 18 tháng tù, Thông và Kiệt cùng 2 năm tù treo.
Sau phiên tòa sơ thẩm, ngày 22/9/2017 Viện KSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh có quyết định kháng nghị chỉ rõ ngoài việc điều tra các chuyên gia, cần điều tra việc Cục trưởng Cục QLD (thời điểm xảy ra vụ án, ông Trương Quốc Cường giữ chức Cục trưởng) thiếu trách nhiệm khi ký duyệt nhập khẩu lô thuốc H-Capita 500mg Caplet. Vì ngoài lô thuốc này bị phát hiện là giả, còn 7 hồ sơ của các loại thuốc khác cũng được Cục trưởng Cục QLD ký công văn cho phép nhập, đây là vi phạm nghiêm trọng.
Giả nhiều hồ sơ để nhập… thuốc chữa bệnh giả
Đến tháng 10/2017, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm, HĐXX đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại. Sau quá trình điều tra lại, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã khởi tố thêm 3 bị can, gồm: Phan Xuân Thiện (nguyên Phó Tổng Giám đốc VN Pharma); Hoàng Trúc Vy (nhân viên phòng nghiên cứu phát triển VN Pharma) và Phạm Quỳnh Trang (nhân viên Công ty TNHH Thương mại Hàng hải quốc tế H&C). Đồng thời chuyển toàn bộ tội danh của các bị cáo từ “Buôn lậu” và “Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức” sang tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”, và được Viện KSND Tối cao phê chuẩn truy tố theo khoản 4 điều 157 Bộ luật Hình sự năm 2015.
 Các bị cáo đồng phạm trong phiên tòa sơ thẩm xử VN Pharma vào sáng 24/9.
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ giữa năm 2013 đến ngày 19/9/2014, Nguyễn Minh Hùng thông qua Võ Mạnh Cường cùng với Nguyễn Trí Nhật, Phan Cẩm Loan, Ngô Anh Quốc, Lê Thị Vũ Phương, Phan Xuân Thiện, Bùi Ngọc Duy, Phạm Văn Thông, Phạm Anh Kiệt, Hoàng Trúc Vy và Phạm Quỳnh Trang đã làm giả các tài liệu, sử dụng các giấy tờ giả, hợp đồng giả, con dấu giả, gồm: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (FSC) và Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) của Canada giả, đóng dấu giả hợp pháp hóa Lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada; đóng dấu Công ty Helix Canada giả vào hồ sơ để đề nghị Cục QLD Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu thuốc; làm giả Hợp đồng mua bán, các phụ lục hợp đồng mua bán với Công ty Austin Hồng Kông và các chứng từ giả để nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet chữa bệnh ung thư giả vào Việt Nam với mục đích bán kiếm lời (thực tế đã nhập 9.300 hộp thuốc H-Capita). Trị giá lô thuốc 251.100 USD, quy đổi thành 5.302.179.575 đồng, nhưng được nâng khống thêm giá mua là 320.850 USD, quy đổi thành 6.805.870.200 đồng, tổng cộng 571.950 USD, quy đổi 12.108.049.775 đồng.
Nâng khống giá thuốc giả, thu lợi bất chính
Cũng theo cáo trạng, số tiền nâng giá thuốc được chuyển vào 2 tài khoản dịch vụ chuyển tiền ở nước ngoài của Công ty Auspicious Keen Limited và Công ty Sigma Holding Corp, có cùng địa chỉ tại số 132 Nathan Road, Tsim Sha Tsui, Kowloon (Hồng Kông), rồi nhận lại bằng Việt Nam đồng tại Việt Nam. Đây là khoản thu lợi bất chính của các bị can ngay trong giai đoạn mua thuốc, bởi vì khi nhập khẩu các bị can đã khai báo giá thuốc nhập khẩu là 75 USD/hộp, và nộp thuế nhập khẩu theo giá này; đồng thời kết quả đấu thầu lô thuốc cung cấp vào các bệnh viện có giá là 31.000 đồng/viên (chênh lệch khoảng 12.000 đồng/viên so với giá mua thực tế và tiền thuế nhập khẩu). Toàn bộ lô thuốc H-Capita nêu trên sau khi nhập khẩu vào Việt Nam đã bị phát hiện, thu giữ nên thiệt hại thực tế của VN Pharma là: 6.035.810.075 đồng (tiền chi thực tế và tiền thuế nhập khẩu). Phía VN Pharma yêu cầu xử lý theo quy định pháp luật. Trong vụ án này, Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu. 10 bị can còn lại có vai trò đồng phạm thực hành tích cực.
Dự kiến phiên tòa sơ thẩm lần 2 sẽ kéo dài từ ngày 24/9 đến 30/9.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ