Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xử lý công trình sai phạm 8B Lê Trực: Thượng tôn pháp luật

Kinhtedothi - Câu chuyện xử lý sai phạm tại dự án số 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội) lại “hâm nóng” dư luận những ngày gần đây khi thực hiện tháo dỡ giai đoạn 2. Nhiều ý kiến trái chiều về việc áp dụng chế tài phạt tiền hay tháo dỡ…

 Công trình xây dựng 8B Lê Trực. Ảnh: Duy Khánh

Kiên quyết xử lý
Ngày 7/5 vừa qua, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) đã cùng các lực lượng chức năng tổ chức tháo dỡ phần xây dựng sai phạm tại dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở số 8B Lê Trực do Công ty CP May Lê Trực làm chủ đầu tư. Để thực hiện việc này, chính quyền đã phải cưỡng chế do chủ đầu tư chưa thực sự hợp tác.
Tại buổi làm việc với đại diện chính quyền sau đó ít ngày, đơn vị này một mực khẳng định chưa được biết hồ sơ phương án, giải pháp tháo dỡ phần vi phạm thuộc tầng 18 của dự án. Tiếp đó, chủ đầu tư lại kiến nghị được tự thực hiện tháo dỡ giai đoạn 2 nhưng không được chính quyền chấp thuận.
Nếu như pháp luật có trường hợp ngoại lệ sẽ làm mất đi tính răn đe và sự nghiêm minh, tạo thành tiền lệ xấu về sau này. Thời gian qua, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đã được xử lý mạnh tay và cần thiết phải xử lý nghiêm những công trình như vậy để tránh những ý kiến trái chiều từ dư luận.
Luật sư Trần Cao Ngãi – Hội Luật gia Việt Nam
Để rộng đường dư luận, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã trao đổi với Chánh Văn phòng UBND quận Ba Đình Lương Xuân Dương về những nội dung này. Ông Dương cho biết, đối với việc thông tin đến chủ đầu tư về phương án, giải pháp tháo dỡ đã được Sở Xây dựng Hà Nội chấp thuận tại Văn bản số 2966/SXD-QLXD ngày 17/4/2020 và UBND quận Ba Đình phê duyệt tại Quyết định số 930/QĐ-UBND ngày 23/4/2020. UBND quận giao UBND phường Điện Biên (địa bàn công trình đang đứng chân – PV) niêm yết công khai tại hiện trường sai phạm.
Đối với ý kiến chủ đầu tư đề nghị được phép tự tháo dỡ, phá dỡ giai đoạn 2 theo phương án Công ty TNHH Tư vấn Đại học Xây dựng lập, Sở Xây dựng Hà Nội đã có Văn bản số 1774/SXD-QLXD ngày 4/3/2019 nêu rõ: Thiết kế phương án còn sơ sài, chưa rõ phương án gia cố cột, phương án gia cố móng cho các cột dự kiến bổ sung; Khái toán chi phí chưa phù hợp và chưa thực hiện theo các quy định của Nhà nước…
“Cũng tại Văn bản số 1774, Sở Xây dựng đã hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh phương án, thuê đơn vị tư vấn độc lập để thẩm tra thiết kế dự án và phê duyệt phương án để thực hiện. Nhưng chủ đầu tư chưa thực hiện nên chưa đủ điều kiện để tự thi công tháo dỡ. Vì vậy, quận Ba Đình đã tổ chức tháo dỡ phần sai phạm theo đúng chỉ đạo của UBND TP và phương án tháo dỡ đã được Sở Xây dựng chấp thuận” – ông Dương cho hay.
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cho rằng các căn hộ tầng 18 đã thuộc quyền sở hữu của người dân. Về vấn đề này, ông Lương Xuân Dương cho biết, các căn hộ tầng 18 hình thành từ hành vi vi phạm pháp luật nên chủ đầu tư phải có trách nhiệm thỏa thuận, thống nhất, bồi thường cho người mua nhà (nếu có).
Tránh lặp lại vết xe đổ
Sau khi chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tổ chức tháo dỡ giai đoạn 2 của công trình, có ý kiến cho rằng, nếu làm như vậy phải phá bỏ cả tòa nhà, vì tại nóc tầng 18 dự án, theo thiết kế có dầm treo cao 1,8m vượt nhịp 17m để treo hai cột công trình ở mặt đường Trần Phú. Thiết kế này khiến việc phá vỡ dầm, sàn, cột vách từ tầng 18 tới cao độ + 55,20m bằng cao độ sàn tầng 17 sẽ ảnh hưởng đến hệ kết cấu treo do không còn điểm treo (vì đã phá mất dầm treo trên nóc tầng 18) và phải gia cố kết cấu trước khi phá dỡ.
Về vấn đề này, KTS Lê Hồng Hiếu – Hội KTS Việt Nam cho biết, thiết kế xây dựng một tòa nhà cao tầng sẽ có sự liên quan đến nhau về kết cấu, khi thực hiện tháo dỡ sẽ gây ra hiện tượng “om, phá bê tông” sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng công trình. “Nhưng các công trình bê tông cốt thép đều được thiết kế chịu lực độc lập từng tầng, phải làm từ tầng 1 lên tầng 2, 3… chứ đâu có phải làm từ tầng 18 trở xuống. Nên nói là việc tháo dỡ tầng 18 mà làm hỏng cả tòa nhà là không đúng, trừ kiểu công trình kết cấu dạng thép như tòa tháp đôi tại Mỹ mới có sự ảnh hưởng như vậy” – ông Hiếu cho hay.
Theo KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội KTS Hà Nội, việc phải tháo dỡ một công trình lớn như vậy là điều vô cùng “đau xót”, tốn kém tài chính của Nhà nước, người dân thì hoang mang, lo lắng… nhưng vấn đề thượng tôn pháp luật vẫn phải được đặt lên hàng đầu. “Sai phạm của công trình này đã bị dư luận phản ánh và đích thân Thủ tướng nhiều lần chỉ đạo xử lý. Vì vậy cần phải làm đúng theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện chế tài tháo dỡ, tránh cho các DN khác đi vào vết xe đổ này. Rất hoan nghênh chính quyền đã thực hiện nghiêm để thượng tôn pháp luật được bảo vệ” – ông Ánh nhìn nhận.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ