Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xử lý dự án xây dựng chậm tiến độ tại quận Hoàng Mai: Kiên quyết thu hồi chống tái diễn

Kinhtedothi - Là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, tại quận Hoàng Mai có nhiều dự án xây dựng đang được triển khai. Bên cạnh các khu đô thị, tòa nhà được hoàn thành làm thay đổi diện mạo đô thị quận thì vẫn còn nhiều dự án “ôm đất” đã được giao trong nhiều năm không thực hiện. Việc này không chỉ làm lãng phí nguồn tài nguyên đất đai mà còn là nguyên nhân ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ dân, gây khó khăn trong công tác quản lý đô thị của chính quyền địa phương.

Dự án nhiều năm chỉ là nét vẽ trên giấy
Ông Mai Thanh Chung - Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Định Công phản ánh, trên địa bàn phường Định Công diện tích chỉ 2,7km2, nhưng có đến hàng chục dự án dang dở. Điển hình là dự án đầu tư xây dựng tầng kỹ thuật khu đô thị Bắc Đại Kim mở rộng. Từ năm 2015, UBND TP Hà Nội đã có quyết định thu hồi khoảng 11.799m2 đất thuộc 2 phường  Đại Kim, Định Công bàn giao cho Tổng Công ty CP kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HANHUD) để đầu tư xây dựng tầng kỹ thuật khu đô thị Bắc Đại Kim mở rộng. Trong quá trình triển khai dự án Công ty này đã phối hợp với 6 chủ đầu tư thứ phát để giải phóng mặt bằng (GPMB).
Tuy nhiên, đến nay một phần dự án vẫn chưa thực hiện xong công tác GPMB. Mặt khác việc đầu tư xây dựng tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài từ cầu Định Công vào khu đô thị cũng chưa được triển khai dẫn đến xuống cấp gây mất vệ sinh môi trường, khó khăn cho nhân dân khi tham gia giao thông.
“Để đảm bảo đô thị xanh sạch đẹp, an toàn giao thông cho người dân trên địa bàn quận Hoàng Mai nói chung và phường Định Công nói riêng, lãnh quận Hoàng Mai, TP Hà Nội cần có chỉ đạo để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án và xây dựng  tuyến đường vào khu đô thị” - ông Mai Thanh Chung kiến nghị.
Trên địa bàn quận Hoàng Mai nhiều dự án đã được UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư, có quyết định giao đất nhưng chậm triển khai gây nhiều hệ lụy. Trong ảnh là dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt đã chậm tiến độ hơn 10 năm.
Nằm trên địa bàn phường Hoàng Liệt, khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp hiện có nhiều ô đất thuộc các dự án đã được quy hoạch để xây trường học, nhà ở. Tuy nhiên, các chủ đầu tư lại không thực hiện mà “hô biến”, sử dụng vào nhiều mục đích khác như bãi đậu xe, gara sửa chữa ôtô, cửa hàng, quán ăn, bãi tập kết vật liệu xây dựng, bãi rửa xe… khiến cho khu vực này trở nên lộn xộn, mất mỹ quan, gây tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, mất an ninh trật tự.
Ông Nguyễn Mạnh Hà - cán bộ Địa chính, Xây dựng phường Hoàng Liệt cho biết, đây là những ô đất do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) chuyển nhượng lại cho các nhà đầu tư thứ phát thực hiện xây dựng trường học nhưng hàng chục năm qua dự án vẫn không được triển khai. Trước những tồn tại nêu trên, ông Nguyễn Mạnh Hà cũng kiến nghị TP cần quyết liệt hơn nữa trong việc thu hồi các dự án chậm triển khai để giúp các địa phương quản lý tốt hơn.
Trên đây chỉ là 2 trong số hàng chục dự án ngoài ngân sách chậm triển khai chậm triển khai trên địa bàn quận Hoàng Mai. Là quận đang có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, việc nhiều dự án “ôm đất” đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống  của người dân, tạo bức xúc dân sinh.
Bên cạnh đó, đất đai để hoang hóa nhiều năm không chỉ làm mất mỹ quan đô thị  mà hơn hết đó là sự lãng phí rất lớn nguồn lực phát triển, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội, quản lý đô thị ở  địa phương.
Phân loại để xử lý
Trao đổi về vấn đề trên, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết, trên địa bàn quận hiện nay có rất nhiều các nhà đầu tư thực hiện các dự án. Đa số các chủ đầu tư đã chấp hành, tuân thủ theo chủ trương chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nước, các dự án thực hiện đã tạo bộ mặt mới cho quận Hoàng Mai.  Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án đã được UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư, có quyết định giao đất nhưng vẫn không triển khai, kéo dài nhiều năm.
Theo ông Nguyễn Minh Tâm, qua rà soát trên địa bàn quận hiện có 6 dự án UBND TP đã có văn bản thu hồi; 35 dự án dự án chậm triển khai trên địa bàn quận trong đó 9 dự án chậm triển khai; 9 dự án chậm nộp nghĩa vụ tài chính; 17 dự án chuyển nhượng cho các nhà đầu tư thứ phát chậm triển khai, thậm chí có dự án đã chậm triển khai gần chục năm. Việc các dự án chậm triển khai với nhiều tồn tại như đầu tư hạ tầng chưa đồng bộ, nhiều ô đất còn để trống nhiều năm dễ dẫn đến các vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm về quản lý đất đai.
Vì vậy, UBND quận Hoàng Mai phải thường xuyên kiểm tra, rà soát đôn đốc các chủ đầu tư đưa dự án vào sử dụng cũng như báo cáo TP về tình hình triển khai thực hiện của các chủ đầu tư. Ngoài 6 dự án đã được TP thu hồi, UBND quận đã có 4 văn bản báo cáo UBND TP đề nghị thu hồi 2 dự án trường học tại Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, đề nghị giao cho UBND quận thực hiện xây dựng trường công lập.
Để giải quyết một cách cụ thể, bài bản và có hiệu quả, trong thời gian tới, lãnh đạo quận Hoàng Mai cho hay sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp. Cụ thể, đối với các dự án, dự án giao cho các nhà đầu tư thứ phát chậm triển khai, quận sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra toàn diện để kịp thời phát hiện các vi phạm của chủ đầu tư và kiên quyết xử lý theo quy định.
Đồng thời, báo cáo TP  kiên quyết thu hồi dự án, không giao dự án mới cho nhà đầu tư khi nhà đầu tư có vi phạm. Cùng đó, hướng dẫn các chủ đầu tư điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án cho phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu để tiếp tục triển khai dự án. Bên cạnh đó, có chính sách để chủ đầu tư phải xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng trước khi xây dựng các công trình khác.
Đối với dự án chậm nộp nghĩa vụ tài chính, quận sẽ yêu cầu các chủ đầu tư cần hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định trước khi triển khai xây dựng và triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ được chấp thuận.
Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ chuyên gia, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, để xảy ra việc dự án được giao đất nhưng chậm tiến độ nhiều năm có nhiều nguyên nhân nhưng đầu tiên phải nhắc đến là việc lựa chọn nhà đầu tư không bảo đảm yêu cầu. Có tình trạng chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính nhưng cố “lách” để có đất, sau đó không triển khai dự án mà chuyển nhượng lại.
Về giải pháp vị chuyên gia này cho rằng, các quận đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án đang triển khai xây dựng như quận Hoàng Mai cần phải rà soát một cách tổng thể và dựa theo những tiêu chí để đánh giá, phân loại các dự án để đề xuất TP có hướng xử lý thích hợp. Dự án nào chủ đầu tư không có khả năng tài chính hoặc có sai phạm trong quá trình triển khai thì cần “mạnh tay” thu hồi thì mới không có tái diễn. Dự án nào chậm do thủ tục, quy hoạch, giải phóng mặt bằng thì các cơ quan quản lý cần nghiên cứu các quy trình phê duyệt sao cho nhanh chóng nhưng vẫn phải chặt chẽ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai kịp tiến độ. 
Tại Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 21/10/2021 của UBND TP Hà Nội  về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP, Hà Nội đã công bố chi tiết 26 dự án có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng chậm GPMB. Trong đó, quận Hoàng Mai có 3 dự án, gồm Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công (Công ty Cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội - HANHUD); dự án xây dựng văn phòng làm việc giao dịch giới thiệu sản phẩm và kho hàng (HTX dịch vụ nông nghiệp Sở Thượng); Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD).
Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2022 của Thanh tra Sở Xây dựng. Theo đó, trong năm 2022 sẽ thanh tra chuyên ngành 2 nội dung. Trong đó có nội dung thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng của một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại 4 quận, huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Sóc Sơn.
Chia sẻ
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ