Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xử lý hành vi vay tiền không trả

Kinhtedothi - Em họ thường xuyên vay tiền của tôi. Thời gian đầu, em họ trả tiền rất đúng hẹn, nhưng sau đó thì khất lần và không trả nữa. Tổng số tiền vay lên tới 100 triệu đồng, do họ hàng nên tôi tin tưởng cho vay mà không ký bất kỳ giấy tờ vay mượn gì. Hiện nay, em họ đã bỏ đi khỏi nơi cư trú, cắt đứt mọi liên lạc với tôi. Tôi có thể làm gì để đòi lại tiền của mình?, Nguyễn Văn Trung, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 1, 2 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm:
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
Trường hợp của bạn cho em họ bạn vay mượn tiền với số tiền 100 triệu đồng nhưng không có giấy tờ chứng minh. Trước tiên, bạn phải chứng minh được việc giao kết hợp đồng vay tiền và việc giao tiền giữa bạn và em họ bạn. Sau khi vay tiền và trả được một thời gian, em họ của bạn không tiếp tục trả và có hành vi bỏ trốn, không liên hệ được, cố tình giấu địa chỉ và thông tin liên lạc, thể hiện ý định chiếm đoạt khoản tiền vay của bạn, có dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 175 như đã nêu ở trên.
Do đó, bạn có quyền làm đơn tố giác về hành vi nêu trên của em họ bạn gửi cơ quan cảnh sát điều tra, để xác minh, điều tra hành vi theo tội danh như nêu trên. Ngoài ra, trên thực tế đã có không ít trường hợp vì tin tưởng họ hàng cho vay tiền rồi không trả. Bởi vậy, để quyền lợi của bạn được bảo đảm chắc chắn, dù bất kỳ ai muốn vay mượn tiền, bạn nên xác lập giao dịch bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
Luật sư Trịnh Lê Ngọc Quỳnh - Văn phòng luật sư Hoàng Huy, Hà Nội
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

14/12/2024 | 11:26

Kinhtedothi - Khu đất của bà Phạm Khánh Tâm bị người khác xâm phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép, đã được chính quyền thực hiện cưỡng chế, bàn giao lại đất. Tuy nhiên, khi xây dựng hàng rào bảo vệ khu đất hợp pháp của mình, bà Tâm lại bị đối tượng lấn chiếm đất ngăn cản.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ