Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để tình trạng huy động quá sức dân

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân người đứng đầu nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định trong thực hiện Chương trình.

Thông báo số 353/TB-VPCP cho biết, đến hết tháng 7/2017 cả nước có 2.776 xã (31,1%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 34 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đến hết 31/1/2017, tổng số nợ xây dựng cơ bản của 45/63 tỉnh, thành phố khoảng 9.807 tỷ đồng, có 18 tỉnh không có nợ. Dự kiến đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn khoảng 6,8%...
 Ảnh chỉ mang tính chất minh họa (Nguồn: Internet)
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững còn một số hạn chế như tiến độ giản ngân vốn ngân sách Trung ương 6 tháng đầu năm tương đối chậm; sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ; một số chính sách đối với đối tượng hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản chưa được áp dụng...

Để kịp thời tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nông thôn mới, tiếp tục triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới"; phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục hoàn thiện tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình) một cách hiệu quả.

Ưu tiên nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng

Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá tác động việc thực hiện chính sách, đề xuất chính sách cần tích hợp, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo hướng tập trung, gọn đầu mối, giảm bớt số lượng văn bản, tránh trùng chéo và dàn trải, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách và phù hợp với nguồn lực của ngân sách nhà nước; giảm chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo; có chính sách, cơ chế tác động và hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ xã hội cơ bản theo hướng tiếp cận đa chiều.

Các Bộ, ngành, địa phương phải ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn theo hướng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn

Các Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững theo hướng liên kết chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thúc đẩy các mô hình hợp tác xã liên doanh, liên kết có hiệu quả; tập trung xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường nông thôn, từng bước tạo chuyển biến rõ nét về môi trường.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện bộ máy quản lý đến cấp xã, cơ chế điều hành, phân công đầu mối chịu trách nhiệm chính, phân cấp đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn cho địa phương; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện của các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia...
Chia sẻ
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ