Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo: Giải pháp nào triệt để?] Bài 3: Hệ lụy từ giá trị đất mặt tiền

Kinhtedothi - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó xử lý triệt để những ngôi nhà mỏng, méo sau khi mở đường.

Nhưng một thực tế, giá trị kinh tế của những mét đất mặt đường mang lại quá lớn, khiến người dân cố tình vi phạm, còn Nhà nước lại không đủ nguồn lực để thu hồi, bố trí những công trình công cộng, công trình hạ tầng đô thị.
Thiệt - hơn sau mở đường

Bà Lê Thị Thảo, một người dân tại ngõ 9, phố Minh Khai cho biết, nếu trước thời điểm tuyến đường khởi công, giá đất mặt đường Minh Khai từ 180 - 200 triệu đồng/m2, trong ngõ khoảng 150 triệu đồng/m2 thì hiện tại, giá trị mỗi mét vuông đất mặt đường tại đây lên tới 300 - 320 triệu đồng.
 Nhà siêu mỏng, siêu méo trên đường Võ Chí Công, Hà Nội. Ảnh Phạm Hùng
Theo bà Thảo, giá đất thị trường rất cao và liên tục gia tăng, song những hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng lại được bồi thường chi phí chỉ ở mức: Loại 1 là 91,8 triệu đồng/m2, loại 2 hơn 50 triệu đồng/m2, loại 3 hơn 40 triệu đồng/m2. “Bấp cập là các hộ nhà mặt đường chịu thiệt rất lớn khi phải di dời và nhận đền bù chỉ bằng 1/3 giá trị thực tế, trong khi các nhà trong ngõ không phải giải tỏa bỗng nhiên được ra mặt đường, hưởng lợi cả về lợi thế kinh doanh lẫn giá nhà đất”- bà Thảo chia sẻ.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Sáu, ngõ 128C Đại La (phường Đồng Tâm, quận Hai Hà Trưng) cho hay, khi tuyến đường Đại La được mở rộng, giá trị đất mặt đường lên tới 250 triệu đồng/m2, trong khi giá đền bù của Nhà nước là 91 triệu đồng/m2.
“Một căn nhà 5 tầng có diện tích khoảng 40m2 mới được xây dựng xong, nằm ở mặt tiền đang được chào thuê kinh doanh với giá trên 100 triệu đồng/tháng. Đây là lý do hầu hết các hộ dân có đất nhỏ, hẹp đều muốn giữ lại, tìm mọi cách xây dựng công trình để làm cửa hàng kinh doanh hoặc cho thuê, chứ ít người muốn hợp thửa hoặc bán cho nhà phía trong và cũng không muốn bán lại cho Nhà nước làm các công trình công cộng” - ông Nguyễn Văn Sáu chia sẻ.

Có thể dễ dàng nhận thấy, diện tích những ngôi nhà mặt tiền các tuyến đường, phố đã mang lại giá trị kinh tế cho người sở hữu rất lớn. Do đó, việc thỏa thuận để hợp thửa, hợp khối giữa các chủ sở hữa hầu như rất khó thực hiện nếu không phải là anh em, họ hàng thân thiết.
Ông Trần Văn Đ, ngõ 3 Trường Chinh (phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân) cho hay, diện tích ngôi nhà của ông rộng 30m2 nằm sâu trong ngõ, khi mở rộng đường Trường Chinh, Nhà nước giải phóng mặt bằng lấy 21m2, đền bù với giá 32 triệu đồng/m2, diện tích còn lại gia đình hợp thửa với nhà em trai bên cạnh để xây dựng, giờ nằm giữa ngã tư Trường Chinh - Phố Vọng, giá thị trường đã lên tới 500 triệu đồng/m2. Do thấy đất ra mặt đường có giá cao nên hộ gia đình hàng xóm sát nhà ông Đ dù chỉ còn 3,8m2 nhưng vẫn không chịu hợp thửa.

“Mắc cạn” vì giá đất mặt đường

Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Cầu Giấy Vũ Trung Kiên chia sẻ, tại quận Cầu Giấy hiện có 4 tuyến đường với 24 trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng để xây dựng đúng theo quy định hiện hành.
Để tập trung xử lý dứt điểm những trường hợp này, quận đã thường xuyên chỉ đạo các phường tuyên truyền, vận động hộ dân hợp thửa, hợp khối với các thửa đất liền kề. Việc tuyên truyền, vận động được thực hiện kiên trì, bề bỉ, có hộ gia đình cán bộ phải mất hàng năm đến nhà để giải thích nhưng kết quả đạt được cũng không nhiều. Lý do không phải hộ nào cũng có điều kiện để mua lại, bởi giá đất mặt đường tăng cao, nhiều trường hợp không có nhu cầu mua hợp thửa do công trình đã ổn định...

Theo KTS Trần Huy Hoàng - Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, căn cứ theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng, nếu phần diện tích đất còn lại nhỏ hơn 15m2, chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m thì không được phép xây dựng; TP Hà Nội cũng ban hành Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND quy định về việc xử lý các trường hợp không đủ điều kiện mặt bằng xây dựng, những thửa đất này được đưa vào ranh giới thu hồi đất trình cấp có thẩm quyền thu hồi cùng với thu hồi đất thực hiện dự án giao thông.
“Tuy nhiên, khi thực hiện đơn vị triển khai không tính đến phương án thu hồi phần này hoặc do giá đất tại khu vực mở đường được định giá cao không bố trí được nguồn ngân sách bồi thường nên những thửa đất không đủ diện tích xây dựng vẫn tiếp tục tồn tại. Về phía người dân, do giá trị thương mại lớn đã tìm cách móc nối, lách luật để xây dựng nhà” - KTS Trần Huy Hoàng nhìn nhận.

Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm cho biết, vấn đề chênh lệch giá đất trước và sau giải phóng mặt bằng đã được TP Hà Nội tính đến từ lâu nhưng với điều kiện thực tế chưa thể thực hiện được.
Đơn cử, đối với đường Vành đai 1, đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái thời điểm năm 2010, TP đã có chủ trương mở rộng đường chỉ giới đỏ mỗi bên thêm 50m để bán đấu giá phần đất mặt đường tạo thêm nguồn ngân sách phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, những nhà trong diện giải phóng mặt bằng kịch liệt phản đối nên chủ trương này phải dừng lại.
Dự án thi công đường Vành đai 2 trên cao đoạn Ngã Tư Sở - cầu Vĩnh Tuy và mở rộng mặt đường bên dưới đoạn Ngã Tư Vọng - Vĩnh Tuy (dài 5,1km) với tổng mức đầu tư 9.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo UBND quận Hai Bà Trưng, tổng số tiền chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho đoạn tuyến cầu Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng đã lên đến 4.968,911 tỷ đồng.

(còn nữa)
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ