Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xử lý thế nào hung thủ đâm trọng thương tài xế công nghệ?

Kinhtedothi - Liên quan vụ việc hung thủ đâm trọng thương tài xế công nghệ, luật sư nhận định, trường hợp trong quá trình điều trị do vết thương quá nặng mà nạn nhân tử vong, đối tượng sẽ phải đối mặt với hình phạt cao nhất đến Tử hình cho cả 2 tội Giết người và Cướp tài sản.

Công an huyện Gia Lâm đang khẩn trương xác minh, truy bắt đối tượng đâm trọng thương anh N.V.Q. (36 tuổi, ở Yên Bái) để cướp tài sản. Trước đó, rạng sáng 19/7, anh Q. là lái xe ôm công nghệ GrabBike nhận chở khách đi huyện Gia Lâm. Khi đến đê Đuống, xã Yên Viên, anh Q. bất ngờ bị người khách ngồi sau dùng dao đâm nhiều nhát vào người.

Nghi phạm sau đó lấy xe máy của nạn nhân rồi bỏ trốn. Một số người dân đi đường phát hiện anh Q. bị thương, vội đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện. Anh Q. vừa trải qua cuộc phẫu thuật ở Bệnh viện Việt Đức, đã qua được cơn nguy kịch, nhưng vẫn tiên lượng nặng.

Anh N.V.Q. được người dân phát hiện bị đâm ở khu vực cầu Đuống (ảnh cắt từ clip) 

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, hành vi phạm tội của đối tượng là rất táo tợn, coi thường pháp luật; không những đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác mà còn xâm phạm đến tính mạng của công dân được pháp luật bảo vệ nên cần thiết phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Chỉ vì muốn có tiền tiêu sài, đối tượng đã lên kế hoạch chuẩn bị hung khí nguy hiểm, thời gian, địa điểm gây án vào đêm tối vắng người đi lại trên đường đê để thực hiện hành vi phạm tội. Đối tượng dùng dao đâm anh Q. để chiếm đoạt chiếc xe máy. Mặc dù anh Q. đã van xin và đưa ví cho chúng nhưng chúng vẫn tiếp tục đâm thêm nhiều nhát nữa nhằm mục đích sát hại nạn nhân để tránh sự nhận dạng của nạn nhân đến các cơ quan pháp luật.

Xét hành vi phạm tội của đối tượng là rất côn đồ, hung hãn, sử dụng hung khí sát hại nạn nhân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản đã cấu thành tội Giết người và Cướp tài sản. Tội danh và hình phạt được quy định tại điểm g, n Khoản 1 Điều 123 và điểm d, Khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự. Tội giết người là loại tội phạm có có cấu thành vật chất nên trường hợp nạn nhân không tử vong do được cấp cứu kịp thời thì đối tượng vẫn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành (hoàn thành về hành vi nhưng chưa đạt về hậu quả).

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, đối với trường hợp phạm tội chưa đạt về tội Giết người thì hình phạt cao nhất mà đối tượng phải đối mặt đến 20 năm tù. Đối với tội Cướp tài sản, đối tượng sẽ phải chịu trách nhiệm theo điểm d, Khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất đên 15 năm tù.

Như vậy, nếu tổng hợp hình phạt cho cả 2 tội Giết người và Cướp tài sản, nhiều khả năng khi xét xử đối tượng sẽ phải chịu hình phạt cao nhất đến 30 tù giam là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp trong quá trình điều trị do vết thương quá nặng mà nạn nhân tử vong, đối tượng sẽ phải đối mặt với hình phạt cao nhất đến Tử hình cho cả 2 tội Giết người và Cướp tài sản.

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

n) Có tính chất côn đồ;

Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

14/12/2024 | 11:26

Kinhtedothi - Khu đất của bà Phạm Khánh Tâm bị người khác xâm phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép, đã được chính quyền thực hiện cưỡng chế, bàn giao lại đất. Tuy nhiên, khi xây dựng hàng rào bảo vệ khu đất hợp pháp của mình, bà Tâm lại bị đối tượng lấn chiếm đất ngăn cản.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ