Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xứ sở ngàn hoa trở thành tâm điểm bạo lực: Vì đâu nên nỗi?

Kinhtedothi - Thành phố Peshawar (Pakistan) xinh đẹp ngày nào giờ đây phải gồng mình hứng chịu những cuộc chiến tranh giành quyền lực không hồi kết.

Một địa điểm bị đánh bom ở Thành phố Peshawar (Pakistan), ảnh chụp vào ngày 31/1/2023. Nguồn: AP

Peshawar là thành phố cửa ngõ của một thung lũng yên bình nối liền Nam và Trung Á, nơi từng được mệnh danh là “thiên đường của hoa” và đầy những vườn lê, mộc qua và lựu trĩu quả.

Nhưng thành phố nên thơ này đã bị tàn phá nặng nề suốt bốn thập kỷ qua. Peshawar trở thành nạn nhân của bạo lực quân sự trong khu vực, chủ yếu từ các cuộc xung đột ở nước láng giềng Afghanistan, cũng có khi là quân bài trong tranh chấp địa chính trị của các siêu cường.

Hôm 30/1, thành phố 2 triệu dân này đã phải hứng chịu một trong những cuộc tấn công tàn khốc nhất của phiến quân Pakistan. Một kẻ đánh bom tự sát đã gây ra vụ nổ tại một nhà thờ Hồi giáo, cướp đi ít nhất 100 sinh mạng và làm 225 người bị thương, chủ yếu là cảnh sát.

Nhiều người cho rằng những vụ tàn sát như trên là hệ quả từ chính sách cai trị sai lầm hàng chục năm qua của Pakistan và Mỹ.

Ông Abdullah Khan – một nhà phân tích an ninh cấp cao – không giấu nổi bức xúc: “Gieo nhân nào gặt quả nấy”.

Ông cho biết Peshawar vốn là một nơi yên bình cho đến đầu những năm 1980 khi Tổng thống Pakistan lúc bấy giờ là Ziaul Haq kéo nước này vào chiến tranh lạnh Nga-Mỹ và tham gia cuộc chiến Liên Xô-Afghanistan năm 1979.

Nằm cách biên giới Afghanistan chưa đầy 30 kilômét, thành phố này biến thành thao trường huấn luyện binh sĩ và nơi CIA (Mỹ) và quân đội Pakistan hỗ trợ cho các chiến binh mujahedeen của Afghanistan chống lại Liên Xô.

Peshawar nhanh chóng trở thành cứ điểm quân sự với đủ loại vũ khí và máy bay chiến đấu, đồng thời là điểm đến của các chiến binh Hồi giáo hung bạo cũng như hàng trăm nghìn người tị nạn Afghanistan.

Các chiến binh Ả Rập cũng tham gia vào cuộc chiến chống lại Liên Xô, trong đó có cả trùm khủng bố Osama bin Laden. Chính tại Peshawar, vào cuối những năm 1980, bin Laden đã thành lập al-Qaida, sau đó hợp nhất lực lượng với chiến binh người Ai Cập Ayman al-Zawahri.

Vào năm 1989, Afghanistan cuối cùng cũng đã thành công đẩy lùi Liên Xô. Tuy nhiên, những tàn tích chiến tranh vẫn vô cùng nhức nhối, nhất là ở Peshawar.

Ông Mahmood Shah, cựu lữ đoàn trưởng quân đội Pakistan, cho biết: “Sau khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan vào những năm 1980, người Mỹ cũng đã rời đi và bỏ mặc các chiến binh mujahedeen phải tự gánh chịu hậu quả”. 

Sau đó, những chiến binh này đã đẩy Afghanistan vào cuộc nội chiến đẫm máu để giành quyền lực. Trong khi đó, tại Peshawar và một thành phố khác của Pakistan là Quetta, Taliban (Afghanistan) bắt đầu được thành lập với sự hậu thuẫn của chính phủ Pakistan.

Vào cuối những năm 1990, Taliban nắm quyền ở Afghanistan và cai trị cho đến khi bị lật đổ trong cuộc tấn công vào năm 2001.

Trong suốt cuộc chiến tranh Mỹ-Taliban kéo dài gần 20 năm ở Afghanistan, nhiều nhóm chiến binh đã phát triển mạnh ở những vùng dọc biên giới Pakistan và xung quanh Peshawar. Giống như Taliban, họ xuất thân là những tộc người Pashtun địa phương và trong khu vực.

Một vài nhóm được chính phủ Pakistan ủng hộ, số khác lại bị đàn áp nặng nề và hứng chịu không kích thường xuyên của Mỹ ở khu vực biên giới nhắm vào al-Qaida và các nhóm chiến binh khác.

Đứng đầu các nhóm chống chính phủ là Taliban ở Pakistan, hay được biết với tên gọi TTP. Vào cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010, tổ chức này đã tiến hành những cuộc tấn công tàn bạo trên khắp Pakistan. Peshawar là nơi xảy ra một trong những vụ tấn công thảm khốc nhất của TTP vào năm 2014, nhằm vào một trường học do quân đội cai quản và khiến 150 người thiệt mạng, hầu hết là học sinh.

Một cuộc truy quét quy mô lớn đã dập tắt TTP trong nhiều năm. Sau nhiều nỗ lực, chính phủ  Pakistan và các chiến binh còn sót lại của tổ chức này đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn.

Tuy nhiên, các cuộc tấn công của TTP tăng lên đáng kể từ khi Taliban trở lại nắm quyền ở Kabul vào tháng 8/2021. Taliban ở Pakistan thường xuyên liên minh với quân đội Afghanistan.

Các quan chức Pakistan thường xuyên cáo buộc Taliban ở Afghanistan trao quyền tự do cho TTP hoạt động.

Trước vụ đánh bom tự sát vào hôm 30/1 đã có rất nhiều cuộc tấn công quy mô nhỏ nhắm vào cảnh sát ở Peshawar. Điều gì phải đến rồi cũng đến, vào tháng 3/2022, nhóm Nhà nước Hồi giáo đã tấn công nhà thờ Hồi giáo Shiite ở Peshawar và khiến hơn 60 người thiệt mạng.

Cựu sĩ quan Shah cảnh báo TTP có thể thực hiện thêm nhiều vụ việc, cho rằng Pakistan cần hành động ngay lập tức với Taliban và gây áp lực buộc họ phải trục xuất TTP hoặc đảm bảo tổ chức này không tiến hành thêm bất kỳ cuộc tấn công nào nữa.

 

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm  phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

Kinh nghiệm phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

13/01/2025 | 14:17

Kinhtedothi - Với dân số chưa tới 1 triệu, Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chứng tỏ là một hình mẫu tiêu biểu về hiện thực hóa các mục tiêu xanh trong đời sống thực tế.

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

05/01/2025 | 18:47

Kinhtedothi - Tình trạng tranh chấp về bãi đỗ xe đang trở thành vấn đề nghiêm trọng tại nhiều TP lớn ở Ấn Độ, đặc biệt là Thủ đô Delhi. Điều này đã trực tiếp đe dọa nghiêm trọng đến an toàn người dân, và ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

01/01/2025 | 10:46

Kinhtedothi - Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định, ngành du lịch có thể mở ra một "lĩnh vực mới trong xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa," đồng thời trở thành động lực thúc đẩy hồi sinh khu vực và tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ