Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng trưởng hai con số

Kinhtedothi - Mặc dù ảnh hưởng từ chiến sự tại Ukraine làm gián đoạn xuất khẩu sang Nga và Ukraine từ cuối tháng 2, làm tăng các chi phí vận tải, nguyên vật liệu sản xuất chế biến, xuất khẩu… nhưng xuất khẩu thủy sản tháng 3/2022 vẫn tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sau khi tăng 44% trong tháng 1 và 62% trong tháng 2, xuất khẩu (XK) thủy sản tháng 3/2022 đạt khoảng 920 triệu USD, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK thủy sản của cả nước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả XK khả quan chủ yếu nhờ mặt hàng cá tra vẫn đang trên đà hồi phục mạnh trong tháng 3 khi đạt 261 triệu USD, tăng 80%, với các tín hiệu tích cực về nhu cầu ở các thị trường chính như: Mỹ, Trung Quốc, EU.

Xuất khẩu tôm vẫn giữ tỷ trọng cao nhất khi mang về hơn 345 triệu USD trong tháng 3, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: G.Lam

Tổng quý I/2022, XK cá tra đạt khoảng 646 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021. Cá tra đang lấy lại vị thế trong cơ cấu sản phẩm thủy sản XK, đến nay chiếm 27% tổng giá trị XK thủy sản.

Mặt hàng tôm vẫn giữ tỷ trọng cao nhất (37%) khi mang về hơn 345 triệu USD trong tháng 3, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng XK tôm trong quý I/2022 đạt trên 900 triệu USD, tăng hơn 37% so với quý I/2021. Nhu cầu tôm ở các thị trường chính đều cao cùng với giá XK trung bình tăng là những yếu tố giúp kim ngạch XK tôm vượt xa năm trước.

Theo VASEP, chiến sự tại Ukraine ảnh hưởng trực tiếp đến ngành khai thác thủy sản vì giá xăng dầu tăng quá cao, nhiều ngư dân cho tàu nằm bờ, thậm chí bán tàu bỏ nghề. Ngành chế biến hải sản vốn đã khó khăn về nguyên liệu lại càng thiếu hụt.

Vì vậy, XK hải sản trong tháng 3/2022 chỉ giữ được mức tăng khiêm tốn dưới 3% khi đạt 312 triệu USD. Trong đó, XK cá ngừ và mực - bạch tuộc vẫn duy trì được tăng trưởng 20% nhưng XK các loài cá biển khác giảm 14%.

Tổng XK hải sản trong quý I/2022 ước đạt 878 triệu USD, tăng 20%, nhờ tăng trưởng cao trong 2 tháng đầu năm. Trong đó, XK cá ngừ đạt 234 triệu USD, tăng 55%; mực - bạch tuộc đạt 156 triệu USD, tăng 35%. XK thủy sản có vỏ và cua ghẹ đạt lần lượt 30 triệu USD và 54 triệu USD, tăng 23% và 70% so với quý I/2021.

Về thị trường, XK thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính trong tháng 3/2022 vẫn duy trì tăng trưởng cao. Trong đó, XK sang Mỹ tăng 42%, Trung Quốc tăng 77%, EU tăng 37%, Hàn Quốc tăng 23%, trong khi XK sang Nhật Bản chỉ tương đương so với cùng kỳ năm 2021.

Xung đột Nga - Ukraine khiến cho XK thủy sản sang Nga giảm 86% trong tháng 3, đạt 2,7 triệu USD. Còn XK sang Ukraine bị dừng hoàn toàn trong tháng 3 (trước đó, 2 tháng đầu năm XK thủy sản sang Ukraine đạt 4,5 triệu USD).

Tuy Nga chỉ chiếm chưa tới 2% tổng XK thủy sản của Việt Nam và Ukraine chiếm 0,3%, nghĩa là sụt giảm về doanh thu ở hai thị trường này không đáng kể, nhưng hệ lụy của cuộc chiến đối với ngành thủy sản không hề nhỏ vì giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến cả sản xuất, XK.

XK thủy sản trong tháng 4 sẽ tiếp tục bị tác động bởi chiến sự Nga - Ukraine, nhưng vẫn có động lực tăng trưởng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, khi hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại đã trở lại trạng thái bình thường, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tham gia trở lại các hội chợ thủy sản quốc tế để kết nối và mở rộng khách hàng.

Do vậy, dự báo XK thủy sản trong tháng 4 vẫn duy trì tăng trưởng 25%, đạt khoảng 934 triệu USD. Trong đó, XK các loại cá biển có thể giảm 15%, nhưng XK cá tra vẫn tăng 80%, tôm sẽ tăng 20%, cá ngừ tăng 18%, mực - bạch tuộc tăng 25%...

Xuất khẩu tôm đặt mục tiêu vượt 4 tỷ USD năm 2022

Xuất khẩu tôm đặt mục tiêu vượt 4 tỷ USD năm 2022

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc hồi phục mạnh

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc hồi phục mạnh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ