Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (3/3/1949 - 3/3/2022):

Xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng

Kinhtedothi - Ngày 3/3/1949 - mốc son đánh dấu sự ra đời của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

73 năm qua, có những tên gọi khác nhau, nhiều lần chia tách, hợp nhất cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ nhưng trong bất cứ giai đoạn nào, ngành Tuyên giáo Thủ đô đã không ngừng trưởng thành và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân giao phó.

Không ngừng trưởng thành, lớn mạnh

Tháng 3/1929, Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội và tháng 6/1930, Thành ủy Hà Nội chính thức ra đời. Thực hiện chủ trương của Xứ ủy Bắc kỳ, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Đội tuyên truyền xung phong nhằm tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng của Đảng trong các tầng lớp Nhân dân. Đây chính là tổ chức tiền thân của Ban Tuyên giáo Thành ủy sau này. Đến ngày 3/3/1949, Thành ủy ra Nghị quyết số 18/NQ/TU tách Ban Tuyên huấn ra khỏi Ban Đảng vụ. Từ đó, ngày 3/3/1949 đi vào lịch sử, đánh dấu sự ra đời của cơ quan Tuyên huấn, nay là Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai (thứ năm từ trái qua) trao giải cho các thí sinh tại Chung khảo hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi TP năm 2021.

Dù trải qua các giai đoạn cách mạng, các cán bộ tuyên giáo của Đảng bộ TP Hà Nội vẫn luôn bám sát nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ để tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng đi theo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn. Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay (từ dấu mốc Hà Nội điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội Khóa XII), Ban Tuyên giáo Thành ủy tiếp tục đạt được nhiều kết quả nổi bật. Theo đó, đã tham mưu giúp Ban Thường vụ Thành ủy đổi mới việc tổ chức, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Làm tốt công tác tham mưu nhằm đẩy mạnh và đưa nội dung học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (Khóa XI, XII, XIII) trở thành công việc thường xuyên, nền nếp.

Ngoài ra, Ban Tuyên giáo các cấp của TP đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, quận, huyện tổ chức tuyên truyền sâu rộng, có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Đồng thời, kịp thời nắm bắt tình hình dư luận về các vấn đề liên quan đến các chủ trương, chính sách lớn cũng như các vấn đề đột xuất phát sinh trên địa bàn TP; nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của đảng viên và Nhân dân; định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận; xử lý hiệu quả những vấn đề phức tạp nảy sinh...

Vững vàng trong tâm thế mới

73 năm kể từ ngày thành lập, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và hệ thống tuyên giáo Thủ đô đã góp phần quan trọng vào việc định hướng tư tưởng, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô. Đây là một trong những hành trang quý giá để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội vững bước hướng tới tương lai, xứng danh "Thành phố Vì hòa bình".
Đặc biệt, năm 2021, bám sát sự chỉ đạo của T.Ư, Thành ủy, công tác Tuyên giáo của Thủ đô tiếp tục được đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, phù hợp với tình hình mới, nhất là trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp. Chất lượng công tác được nâng cao, góp phần tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ và sự đồng thuận trong Nhân dân; đáp ứng yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của TP.

Điểm nổi bật trong năm 2021, hệ thống Tuyên giáo TP tiếp tục tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (tham mưu đổi mới hình thức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; nắm bắt dư luận xã hội, hoạt động của BCĐ 35; phát hành Bản tin nội bộ theo hình thức số - quét mã QR...) phù hợp với tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, đẩy mạnh ứng dụng và nhân rộng mô hình áp dụng Bộ Tiêu chuẩn ISO TCVN 9001:2015 vào các nhiệm vụ công tác tuyên giáo, góp phần tiêu chuẩn, quy trình nghiệp vụ, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai cho biết, bước sang năm 2022, những người làm công tác tuyên giáo của Thủ đô xác định sẽ tiếp tục phấn đấu xứng đáng là những chiến sỹ xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nắm bắt những thời cơ, vận hội mới và dự đoán trước những thách thức đặt ra, ngành Tuyên giáo Thủ đô quyết tâm phát huy hơn nữa sự năng động, chủ động, sáng tạo để góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ mà TP giao phó.

Theo đó, toàn ngành tuyên giáo Thủ đô sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền triển khai các đề án, nghị quyết, chuyên đề xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ TP và 10 Chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy; thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị. Tham mưu chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng trong năm của Thủ đô và đất nước; thực hiện 2 Quy tắc ứng xử gắn với đẩy mạnh tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị.

Bên cạnh đó, tăng cường chỉ đạo, định hướng công tác báo chí - xuất bản TP; nâng cao chất lượng công tác tham mưu trong phát hiện, dự báo và giải quyết các vấn đề truyền thông, đấu tranh chống quan điểm sai trái, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Triển khai toàn diện, hiệu quả các lĩnh vực, trong đó đặc biệt quan tâm nắm tình hình, tăng cường tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Đồng thời, chủ động tham mưu, định hướng, nắm bắt, dự báo kịp thời diễn biến những vấn đề lớn, phức tạp tác động đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và Nhân dân Thủ đô. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo; bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo TP ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới…

 

Để triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã ban hành Chương trình số 07/CTr/BTGTU. Trong đó, đề ra phương hướng và xác định rõ 10 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, cụ thể trong chỉ đạo công tác tuyên giáo, báo chí, xuất bản, nắm bắt và định hướng dư luận xã hội... Trong đó tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo; nâng cao khả năng dự báo, nhanh nhạy, kịp thời, hiệu quả trong định hướng tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị...

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai: Xây dựng quận Thanh Xuân ngày càng văn minh, hiện đại

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai: Xây dựng quận Thanh Xuân ngày càng văn minh, hiện đại

Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ chúc Tết gia đình chính sách

Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ chúc Tết gia đình chính sách

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nỗ lực để hoàn thành tiến độ Dự án đường vành đai 4-Vùng Thủ đô

Nỗ lực để hoàn thành tiến độ Dự án đường vành đai 4-Vùng Thủ đô

06/02/2025 | 14:20

Kinhtedothi-Sáng 6/2, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, chúc Tết và động viên cán bộ, công nhân, người lao động tại công trường thi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa bàn huyện Thường Tín.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ