Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xung quanh đề xuất tăng giờ làm thêm: Giải pháp tình thế

Kinhtedothi - Đề xuất của Bộ LĐTB&XH (trong dự thảo Luật Lao động sửa đổi) tăng giờ làm thêm tối đa từ 300 lên 400 giờ/năm tưởng được ủng hộ vì giúp tăng thu nhập cho người lao động (NLĐ), song lại có chuyên gia đề nghị cân nhắc bởi thể lực NLĐ Việt còn hạn chế.

Nhu cầu từ hai phía

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, giờ làm thêm tối đa của Việt Nam thấp nhất, chỉ 200 giờ/năm. Trong khi Lào quy định 540 giờ, Indonesia 728 giờ, Singapore 864 giờ, Malaysia 1.248 giờ, Hàn Quốc 1.456 giờ, Thái Lan 1.872 giờ. Chính vì thế, ông Colin Blackwel – chuyên gia Diễn đàn DN Việt Nam ủng hộ tăng giờ làm thêm lên 400 giờ/năm. Nâng giờ làm thêm sẽ giúp cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam sản xuất sản phẩm xuất khẩu linh hoạt hơn trong thực hiện các đơn hàng.

Người lao động đang được hướng dẫn, tư vấn tại phiên giao dịch việc làm.

Khảo sát ở các địa phương, một bộ phận không nhỏ NLĐ cũng có nhu cầu làm thêm để tăng thu nhập. Đứng về phía người sử dụng lao động, ông Nguyễn Văn Bình – Công ty CP Truyền thông Sóng Bạc cho rằng, tăng giờ làm thêm lên 400 giờ/năm là giải pháp tốt nhất cho DN, nhất là vào thời điểm gấp rút hoàn thành đơn hàng. Hơn nữa, không thể ngay một lúc DN có thể tuyển dụng được lao động vào làm việc theo đúng quy định của Bộ luật Lao động, nên tăng giờ làm thêm là giải pháp hữu hiệu.

Biết rằng lúc này đời sống tinh thần của công nhân đang thiếu, nhưng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đành thiên về quyền làm việc của họ. “Hiện nay, tiền lương tối thiểu tính bình quân cho cả 4 vùng thấp hơn nhu cầu sống tối thiểu 15 – 16%. Cho nên đa số công nhân được hỏi đều muốn làm thêm để tăng thu nhập” - ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân, công đoàn bày tỏ. Theo ông Thọ, công nhân làm thêm giờ để tăng thu nhập chính đáng, giúp có tiền hỗ trợ gia đình nuôi con, cũng như góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.

Vận dụng linh hoạt

Nhiều chuyên gia và đại diện DN cho rằng, không thể ngành nào cũng áp giờ làm thêm ở mức tối đa theo đề xuất mới vì ảnh hưởng đến sức khỏe của NLĐ. Những ngành nghề có nhu cầu làm thêm nhiều là may mặc, giày da, chế biến thủy sản, điện tử, điện lạnh… không đòi hỏi kỹ thuật cao thì NLĐ có thể làm thêm giờ. Tất nhiên, DN chỉ áp dụng kéo dài giờ làm việc vào những kỳ phải giao hàng gấp và được sự đồng thuận của NLĐ. “Nhưng câu chuyện làm thêm chỉ là tình thế. Về lâu dài, phải rút ngắn thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi với điều kiện lương đủ bảo đảm cuộc sống” – ông Thọ nhấn mạnh. Hơn thế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi còn lưu ý, Việt Nam là nước có trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ áp dụng vào sản xuất còn thấp, lao động thủ công nhiều. Khi sức khỏe, thể lực của NLĐ còn hạn chế thì việc đề xuất tăng giờ làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm cần tính toán cho phù hợp và có tính khả thi. Vì thế, để duy trì khả năng lao động lâu dài, các chuyên gia đề nghị số giờ làm thêm và số giờ làm việc theo tiêu chuẩn của NLĐ không quá 12 giờ/ngày và tổng số giờ làm thêm không quá 400 giờ/năm.

Tăng giờ làm thêm là nhu cầu thực tế của cả DN và NLĐ hiện nay. Tuy nhiên, theo quan điểm của TS Nguyễn Hữu Dũng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và phát triển hòa nhập, áp mức tối đa 400 giờ làm thêm không quan trọng bằng quy định như thế nào để DN vận dụng linh hoạt. Đặc biệt là khi DN phải thực hiện gấp các đơn hàng hoặc sản xuất các sản phẩm theo mùa vụ. Và như vậy, chưa chắc đã phải quy định giờ làm thêm nhiều hơn mà vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất của đơn vị. Trong trường hợp cần tăng giờ làm thêm, phải loại trừ một số nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. “Cần quy định tiền lương trả cho NLĐ khi làm thêm giờ cao hơn 1,5 hoặc 2 lần so với giờ làm việc theo tiêu chuẩn. Đồng thời, DN phải xây dựng định mức lao động “trung bình tiền tiến” để NLĐ có thể hoàn thành trong số giờ làm việc tiêu chuẩn. Việc này nhằm khắc phục tình trạng NLĐ phải kéo dài thời gian làm việc mới hoàn thành định mức lại không được DN coi là giờ làm thêm được trả lương cao hơn” – ông Dũng lưu ý. Đây là đề xuất mà các nhà quản lý rất cần lưu tâm.

Rất nhiều DN đề nghị tăng giờ làm thêm để gỡ khó trong thực hiện các đơn hàng, nhất là những đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất theo mùa vụ. Thể hiện rõ nhất, hàng năm, tại các diễn đàn DN, các hiệp hội DN đều đề xuất mở khung giờ làm thêm tối đa lên 500 giờ/năm.

Ông Hà Đình Bốn

Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ LĐTB&XH

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngày vía thần Tài là ngày nào?

Ngày vía thần Tài là ngày nào?

03/02/2025 | 16:21

Kinhtedothi - Theo sách "Lễ tục trong gia đình người Việt", thần Tài là vị thần cai quản tiền tài, quan lộc ở trên trời, có danh tiếng ngút trời. Năm 2025, ngày vía Thần Tài rơi vào ngày 7/2 (tức 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025).

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ