Yêu cầu không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa Ngữ văn để kiểm tra
Kinhtedothi - Chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi lớp 10, học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp THPT… là yêu cầu Bộ GD&ĐT gửi sở GD&ĐT các địa phương trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 – 2025.
Năm 2024 – 2025 là năm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với tất cả các khối lớp. Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai chương trình GDPT 2018 đối với lớp 9, lớp 12 bảo đảm hoàn thành chương trình năm học; nâng cao chất lượng giáo dục trung học; đồng thời chuẩn bị tổ chức đánh giá tổng kết việc triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 giai đoạn 2020 - 2025.
Các địa phương thực hiện hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp phát triển các kỹ năng cho học sinh; thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục STEM, giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sau THCS và THPT.
Cùng với đó, chú trọng thực hiện công tác phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS.
Để làm được điều đó, cần tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm chất lượng thực hiện Chương trình GDPT 2018; chú trọng tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên. Thực hiện hiệu quả việc quản lý giáo dục, quản trị trường học; tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.
Tại văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 – 2025, Bộ GD&ĐT đặc biệt lưu ý các cơ sở thực hiện đánh giá học sinh trung học theo đúng quy định, không vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình.
Đối với môn ngữ văn, tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các đề kiểm tra định kỳ nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.
Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các cơ sở giáo dục trung học tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học; chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10; học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp THPT.
Bạn đọc xem hướng dẫn TẠI ĐÂY
Thí sinh, phụ huynh vỡ oà cảm xúc sau khi hạ điểm chuẩn vào lớp 10
Kinhtedothi - Khi điểm chuẩn bổ sung lớp 10 năm học 2024 – 2025 chính thức được công bố, hàng nghìn phụ huynh, thí sinh cùng vỡ oà cảm xúc. Nhiều giọt nước mắt đã rơi vì hạnh phúc, vui mừng và cả hụt hẫng, tiếc nuối…
Biến động số điểm 10 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
Kinhtedothi- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, cả nước có gần 11.000 điểm 10, giảm hơn 5.000 điểm 10 so với năm 2023. Đặc biệt, không có thí sinh nào đạt điểm 10 môn toán; số điểm 10 môn ngữ văn là 2; điểm 10 môn giáo dục công dân giảm mạnh, từ 14.693 xuống còn 3.661 điểm 10.
Số điểm 10 môn tiếng Anh của Hà Nội chiếm hơn 1/4 cả nước
Kinhtedothi – Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Hà Nội có 915 điểm 10; trong đó riêng môn tiếng Anh có 148 điểm 10, chiếm hơn 1/4 số điểm 10 môn tiếng Anh của cả nước.