Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Yêu thương đi kèm nghiêm khắc

Kinhtedothi - Chị cũng như nhiều bậc phụ huynh luôn cho rằng, nghiêm khắc với trẻ là cách giáo dục tốt nhất để trẻ ngoan ngoãn và nghe lời.

Con trai chị lại là một đứa trẻ rất hiếu động và cá tính. Ở trường, con hay mắc những lỗi như nói chuyện trong lớp, rồi mải chơi quên làm bài… Và mỗi lần như thế con lại bị phạt, vi phạm nhiều lần thì viết bản kiểm điểm.
 Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Lúc đầu, mỗi lần bị phạt con trai chị đều về kể với mẹ. Nhưng thay vì uốn nắn con một cách nhẹ nhàng để con hiểu về lỗi của mình, chị lại “nổi điên”, phạt con bằng nhiều hình thức, thậm chí cả roi vọt. Chị luôn cho rằng, làm như thế con sẽ răm rắp nghe theo lời mẹ, sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan, không còn phạm lỗi nữa. Nhưng chị đã quên mất rằng, con trai chị chỉ là một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi, bồng bột và non dại. Và rồi chị nhận thấy, con không còn mang những chuyện ở lớp về kể với chị nữa, chị cũng để ý thấy con trai mình bỗng nhiên biết nói dối, thậm chí còn tìm cách chống chế cho những lỗi lầm của mình. Chị thực sự lo ngại, nếu cứ đà này cháu sẽ trở thành một đứa trẻ sống quen với sự dối trá. Chị chợt thấy mình đã quá cứng nhắc khi giáo dục con. Chị đã lạm dụng quyền làm mẹ của mình mà áp đặt “phương pháp rèn con” mình cho là đúng mà không cho con thấy được sự bao dung sau đó.

Thực tế, việc bố mẹ khi tức giận không kiềm chế được nên to tiếng quát mắng, thẳng tay roi vọt hay áp dụng “hình phạt nghiêm khắc” với con cái không phải là chuyện quá hiếm. Không chỉ trong gia đình, cách “rèn luyện” này cũng được thấy ở cả môi trường giáo dục, ngôi nhà thứ hai của trẻ. Và chính thói quen không tốt của người lớn là luôn áp đặt, không cần lý do và giải thích thỏa đáng đã làm xói mòn cảm xúc ở trẻ. Lâu dần hình thành lối mòn giáo dục “áp đặt” ở gia đình và trường học. Con trẻ không có cơ hội thể hiện suy nghĩ và nhu cầu cá nhân, suy nghĩ độc lập. Mọi thứ diễn ra theo đúng nền nếp mà người lớn quy định, nhằm thỏa mãn mong muốn được lý giải là “để chúng lớn khôn hơn”. Nhưng nói như thế không có nghĩa trẻ phải được lớn lên theo bản năng, không cần khuôn phép hay định hướng, được chiều chuộng và chẳng bao giờ biết đến sự dạy bảo nghiêm khắc.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, vấn đề dạy dỗ, rèn luyện trẻ và áp dụng các hình thức kỷ luật như thế nào cho phù hợp là một vấn đề rất cần suy nghĩ. Sự nghiêm khắc quá mức trong giáo dục trẻ không phải lúc nào cũng đúng. Bởi nghiêm khắc là cần thiết, nhưng phải để trẻ thấy được sự yêu thương đi kèm sau đó, mới có thể giúp trẻ phát triển một cách tích cực. Bởi thế, biện pháp giáo dục tốt nhất là tình yêu thương và sự thấu hiểu. Bản thân bố mẹ cũng phải đủ bình tĩnh để thiết lập những nguyên tắc phù hợp với lứa tuổi, tính cách của trẻ, văn hóa của gia đình và xu hướng chung ngoài xã hội. Đứa con ngoan không hình thành từ những trận đòn roi hay những hình phạt nào.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ