Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

10 nguy cơ khi nuôi con bằng sữa bột

Kinhtedothi - Đã có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu dẫn đến ốm đau, bệnh tật bởi muôn vàn lý do mà mẹ không cho con bú, chỉ dùng sữa bột.

Bên cạnh đó, có những trẻ bất dung nạp lactose nhưng vẫn được mẹ cho uống sữa công thức (sữa bột) khiến trẻ tiêu chảy, kiệt sức phải đi cấp cứu.
Một trường hợp mới đây mà tôi gặp, đó là trường hợp của chị Hà (ở Hà Nội) đưa con vào cấp cứu trong tình trang bé mới sinh bị sốt cao, co giật do tiêu chảy nhiều ngày qua. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ bất dung nạp lactose, thành phần này có trong trong sữa bột mà chị đang cho con uống. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của các Bifidus và Lactobacillus là những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hóa của trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hóa biến đường lactose trở thành đường glucose. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, màng ruột bị tổn thương bởi vi khuẩn, virus hoặc độc tố của chúng làm thiếu men lactase. Do thiếu men lactase làm đường lactose không tiêu hóa được trong ruột gây bất dung nạp lactose, khiến tiêu chảy tăng thêm và kéo dài.
 Ảnh minh họa
Phần lớn sữa bột hoặc thiếu, hoặc không hàm chứa kháng thể, không có các tế bào sống, các yếu tố tăng trưởng, enzymes hay hormone. Những yếu tố sinh học này vốn có trong sữa mẹ và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Không những thế, là sản phẩm nhân tạo, nên bất kỳ loại sữa bột nào cũng tiềm ẩn 10 nguy cơ sau:

1. Dễ bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp

Trẻ dùng sữa công thức thường dễ bị mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm tai giữa, dị ứng đạm sữa, tiêu chảy, viêm đường tiết niệu và viêm phổi do vi khuẩn. Một nghiên cứu mới đây đối với các bé từ 2 - 7 tháng tuổi cho thấy, nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa tỉ lệ thuận với lượng sữa công thức trong chế độ ăn của trẻ. Đặc biệt, ở những đứa trẻ được "nuôi bộ" hoàn toàn (chỉ dùng sữa công thức, không bú mẹ), nguy cơ cao gấp đôi so với các bạn chỉ bú mẹ.

2. Tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính

Nuôi con bằng sữa nhân tạo có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường týp 1, bệnh tiêu chảy, ung thư và bệnh viêm ruột.

3. Tăng cân quá mức

Trẻ ăn sữa bột cũng đối mặt với nguy cơ béo phì cao hơn trẻ bú mẹ. Một nghiên cứu rộng rãi tại Đức đối với các bé 5 và 6 tuổi cho thấy, tỉ lệ béo phì ở những trẻ "nuôi bộ" là 4,5%, trong khi tỉ lệ này ở trẻ bú mẹ chỉ là 2,8%.

4. Mẹ có thể sớm có thai trở lại

Nuôi con bằng sữa nhân tạo đồng nghĩa với việc mẹ sẽ không cho con bú nên quá trình sản xuất sữa sẽ dừng lại sớm hơn so với người nuôi con bằng sữa mẹ. Khi đó, chu kỳ rụng trứng sẽ trở lại như bình thường và nguy cơ có thai sẽ cao hơn.

5. Mẹ tăng nguy cơ mắc ung thư vú và buồng trứng

Theo nghiên cứu khoa học, người mẹ cho con bú có thể giảm 20% khả năng mắc bệnh ung thư vú. Cho con bú làm giảm tổng số chu kỳ rụng trứng và duy trì nồng độ estrogen ở mức thấp hơn so với nồng độ nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt, điều này có ý nghĩa trong vấn đề phòng ngừa ung thư vú vì nồng độ hormone estrogen cao được xem là nguyên nhân phát triển ung thư vú.

6. Chỉ số thông minh thấp hơn

7. Dễ mắc chứng còi xương

8. Suy dinh dưỡng do thiếu vitamin A

9. Dễ bị dị ứng và không dung nạp sữa

10. Ngăn cản sự gắn bó mẹ con.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ