Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

113.940 hộ dân Trung Bộ đang bị thiếu nước sinh hoạt

Kinhtedothi - Đây là thông tin được đề cập tới trong báo cáo tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại khu vực Trung Bộ do Bộ NN&PTNT công bố ngày 23/7.

Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nắng nóng ở nước ta bắt đầu xuất hiện gay gắt từ tháng 4/2019. Trong đó, có 3 đợt đặc biệt gay gắt và kéo dài từ 18 - 22/4, 3/6 - 1/7, 5/7 đến nay. Nhiệt độ trung bình tháng so với trung bình nhiều năm phổ biến cao hơn từ 2 - 3 độ C; nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 37 - 40 độ C.
Độ ẩm không khí ở mức thấp, phổ biến từ 40 - 60%; lượng bốc hơi trong 3 tháng 4, 5, 6 cao hơn trung bình nhiều năm từ 20 - 30%, tương đương năm 2015 (năm nắng nóng kỷ lục). Tình trạng gió phơn Tây Nam có cường độ mạnh và kéo dài cũng làm gia tăng lớn lượng bốc hơi.
 Người dân nhiều tỉnh, TP khu vực Trung Bộ đang thiếu nước sinh hoạt 
Do ảnh hưởng của tình trạng nắng nóng, hạn hán, thiếu nước tiếp tục xuất hiện. Toàn khu vực Trung Bộ hiện có 21.580ha đang bị hạn hán, thiếu nước. Cụ thể, Quảng Bình 1.580 ha, Quảng Trị 2.800 ha, Thừa Thiên Huế 860 ha. Đà Nẵng 330 ha, Quảng Nam 3.100 ha, Quảng Ngãi 3.000 ha, Bình Định 4.060 ha, Phú Yên: 5.600 ha, Khánh Hòa 250 ha.
Đáng chú ý, toàn khu vực Trung Bộ hiện có tổng số 113.940 hộ bị thiếu nước sinh hoạt. Cụ thể: Nghệ An 10.000 hộ, Hà Tĩnh 2.600 hộ, Quảng Bình 30.000 hộ, Quảng Trị 9.500 hộ, Thừa Thiên Huế 9.000 hộ, Đà Nẵng 340 hộ, Quảng Nam 23.700 hộ, Quảng Ngãi 11.600 hộ, Bình Định 10.100 hộ và Phú Yên 6.800 hộ, Khánh Hòa 300 hộ.
Nguyên nhân được Bộ NN&PTNT chỉ ra là tình trạng nắng nóng kéo dài: Nền nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, kết hợp với gió phơn Tây Nam thổi mạnh nên lượng bốc hơi rất lớn, lên tới 5 - 7mm/ngày, tăng khoảng 20 - 30% so với trung bình nhiều năm. Lượng bốc hơi tăng dẫn đến nhu cầu nước tưới tăng, đồng thời cũng làm giảm lượng nước hồ chứa. Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng hạn hán, thiếu nước.
Bên cạnh đó, tổng lượng mưa khu vực Trung Bộ bị thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 10 - 15%; tuy nhiên, phân bố không đều theo thời gian, đặc biệt từ đầu vụ Hè Thu đến nay, thiếu hụt so với trung bình nhiều năm phổ biến ở mức 30 - 70%, ở mức cao tại các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị và các tỉnh Bình Định, Phú Yên. Lượng nước ở các hồ chứa thủy lợi sụt giảm nhanh: Thực tế, các hồ chứa thủy lợi được tích tương đối cao ở cuối mùa mưa năm 2018, đến đầu vụ Hè Thu lượng nước trữ còn phổ biến từ 60 - 70%. Tuy nhiên, lượng nước trữ các hồ chứa giảm rất nhanh từ tháng 5 đến nay, phổ biến mức giảm từ 20 - 30%, nhiều hồ nhỏ cạn nước.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ