Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

43 ngư dân Quảng Ngãi bị trấn áp, cướp tài sản

Kinhtedothi - Trong lúc hành nghề câu mực trên vùng biển Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, 43 ngư dân trên tàu cá QNg-90918 TS bị một tàu nước ngoài sử dụng vũ khí trấn áp, cướp tài sản.

Ngày 10/5, Đồn biên phòng Bình Thạnh - Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ngãi thông tin, đang xác minh, làm rõ vụ tàu QNg-90918 TS bị một tàu nước ngoài khống chế, cướp tài sản ở vùng biển Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thuyền trưởng Ngô Thanh Vinh.

Theo lời kể của thuyền trưởng Ngô Thanh Vinh (trú ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), sự việc xảy ra khoảng 10 giờ ngày 16/4 . Thời điểm trên, tàu QNg-90918 TS khai thác hải sản thì xuất hiện một tàu sắt nước ngoài mang số hiệu 3915 chở theo một số người có trang bị vũ khí tấn công.

7 người ở tàu sắt này dùng ca nô rượt đuổi, khống chế tàu QNg-90918 TS, cướp đi 5 điện thoại di động và hơn 1 tấn mực. Họ yêu cầu thuyền trưởng qua tàu sắt ký giấy tờ nhưng ông Vinh phản đối, không rời phương tiện nên bị chúng đánh đập.

Tàu QNg-90918 TS hành nghề câu mực.

Khi lên tàu QNg-90918 TS, nhóm người trên giật tay số, tay ga cho máy đứng lại rồi lùa hết ngư dân phía trước mũi tàu để khống chế. Đồng thời lục soát xem có ai trốn trong khoang máy không.

“Một người vào cabin ra dấu bảo tôi nộp cho nó 10.000 USD, điện thoại, đồng hồ và nhẫn, dây chuyền, nhưng chúng tôi đi làm biển đâu có mang theo thứ đó. Sau khi lục soát không có, chúng cẩu mực khô đưa xuống ca nô chở về tàu sắt” - ông Vinh bức xúc.

Sau đó, phát hiện 2 tàu của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đi từ hướng đảo An Bang và đảo Trường Sa lớn tiến đến gần, các đối tượng đi trên ca nô ra dấu cho đồng bọn rời đi. Thuyền trưởng Vinh và các ngư dân trên tàu QNg-90918 TS tiếp tục hành nghề. Đến ngày 9/5, tàu vào bờ, các ngư dân trình báo vụ việc với các cơ quan chức năng.

Cơ quan chức năng lấy lời khai để điều tra, làm rõ vụ việc

Ngay khi tiếp nhận thông tin, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ngãi phối hợp cùng Công an tỉnh và Chi cục Thủy sản tỉnh làm việc trực tiếp với ngư dân Ngô Thanh Vinh, xác định thiệt hại và tiến hành các bước điều tra, xác minh để làm rõ tàu nước ngoài nào đã tấn công, cướp tài sản của ngư dân đi trên tàu QNg-90918TS trong lúc hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Theo các ngư dân đi trên tàu QNg-90918TS, cùng thời điểm tàu bị tấn công còn có một tàu cá Bình Định bị tàu nước ngoài truy đuổi. Các ngư dân trên tàu này cũng bị khống chế, đánh đập.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ