Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

5 năm, Công đoàn Việt Nam đã đề xuất nâng mức lương tối thiểu tăng 23,3%

Kinhtedothi - Trong nhiệm kỳ 2018-2023 Công đoàn Việt Nam đã đạt được kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Theo đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam,  công tác  đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động đã đạt nhiều kết quả tốt. Công đoàn Việt Nam đã tập hợp kiến nghị, phát huy trí tuệ của đoàn viên, người lao động, cán bộ công đoàn trong góp ý, kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước về xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Vai trò của công đoàn các cấp ngày càng được khẳng định trong các hội đồng, ban chỉ đạo, ủy ban, các cơ chế dân cử để bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động; đặc biệt đã thể hiện vai trò đại diện người lao động trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Trong 5 năm qua, Công đoàn Việt Nam đã đề xuất nâng mức lương tối thiểu tăng 23,3%; ký mới 14.006 bản thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, gấp hơn 10 lần so với đầu nhiệm kỳ; nâng tổng số thỏa ước lao động tập thể đã ký kết lên 42.324 bản, đạt tỷ lệ 71,68% tổng số doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở (tăng 6,03%) với diện bao phủ hơn 6,19 triệu người lao động.

Đồng thời, Công đoàn Việt Nam đã tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động đạt kết quả cao. Cụ thể, Công đoàn Việt Nam đã tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án cho 11.908 người, trong đó hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ tại tòa án cho 7.399 người lao động; đại diện người lao động khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân cho 4.509 người, giúp người lao động nhận lại hoặc được bồi thường hơn 61,205 tỷ đồng

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật cho đoàn viên, người lao động được các cấp công đoàn triển khai tích cực. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật nhất là chính sách pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường được quan tâm triển khai hiệu quả.

Đoàn viên, người lao động tham gia chương trình "Tết sum vầy - Xuân gắn kết" 2023 do Liên đoàn lao động TP Hà Nội tổ chức

Cụ thể, Công đoàn cấp trên cơ sở đã tham gia 28.775 cuộc kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường, kiến nghị khắc phục 77.836 các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động và vi phạm chế độ, chính sách về bảo hộ lao động. Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tự kiểm tra 149.650 cuộc; phát hiện, khắc phục 207.413 nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động, xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung 114.620 nội quy, quy chế làm việc an toàn lao động.

Song song đó, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động được chú trọng, có bước phát triển mới. Các cấp công đoàn tiếp tục phát triển, hoàn thiện nhiều mô hình chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động như: Chương trình “Tết Sum vầy” góp phần chăm lo đời sống cho người lao động, nhất là người lao động nghèo trong dịp Tết; Chương trình “Mái ấm Công đoàn” giúp người lao động được xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở. Đã có hơn 9.200 người lao động được xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở với tổng số tiền hỗ trợ gần 490 tỉ đồng; Chương trình “Phúc lợi đoàn viên” với nhiều ưu đãi phục vụ đoàn viên, người lao động, các cấp công đoàn…

Nhiều giải pháp giúp người lao động tiếp cận tín dụng hợp pháp, từng bước cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống được quan tâm triển khai. Thông qua hợp tác với các tổ chức tài chính tiêu dùng cho 319.207 lượt đoàn viên, người lao động vay 5.345 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi; hơn 1,4 triệu lượt đoàn viên, người lao động được vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm, quỹ tài chính vi mô với tổng số tiền 5.166 tỷ đồng.

 

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 sẽ được tổ chức vào đầu tháng 12/2023 tại Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân, viên chức, lao động; khẳng định vai trò, vị trí của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh tình hình mới.

Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội đề ra mục tiêu nhiệm kỳ 2023 – 2028 là nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Hoàn thiện mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động gia nhập công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt.

Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Hà Nội: Sẽ biểu dương chủ tịch công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước

Hà Nội: Sẽ biểu dương chủ tịch công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ