Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: Bài học về thế trận lòng dân

Kinhtedothi - Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 nổ ra đồng loạt ở 4 TP lớn, 37 thị xã, 64 thị trấn, quận lỵ trên toàn miền Nam, làm tan rã 600 ấp chiến lược, giải phóng hơn 100 xã với hơn 1,6 triệu dân.

Cuộc Tổng tiến công đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu mà bài học lớn là thế trận lòng dân.

Bước ngoặt quyết định

50 năm trước, đêm 30 rạng sáng 31/1/1968, quân và dân ta đã mở cuộc tiến công và nổi dậy vào hầu hết các TP, thị xã, căn cứ quân sự... trên toàn miền Nam, đặc biệt là trung tâm Sài Gòn - trung tâm đầu não chính trị.
 Quân giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968.
Nhận định về chiến thắng có ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công, Đại tướng Ngô Xuân Lịch – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: Sau nửa thế kỷ, chúng ta có thêm những cứ liệu lịch sử để nhìn nhận toàn diện hơn, sâu sắc hơn về sự kiện, càng thêm tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc. Đồng thời biết trân trọng một biểu tượng sáng ngời - tiêu biểu cho ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam. Đó là nền tảng, là vốn quý báu để phát huy nội lực xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện mới hiện nay.

Sự kiện đã tạo ra bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Tại cuộc hội thảo khoa học cấp quốc gia vừa qua, Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên Chủ tịch nước cho biết, đòn tiến công Xuân Mậu Thân 1968 đã gây chấn động nước Mỹ, khắp nơi biểu tình chống chiến tranh. Mỹ quyết định chấm dứt leo thang chiến tranh, tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc và chấp thuận ngồi vào bàn đàm phán song phương với Việt Nam tại Paris. Lực lượng biệt động là một sáng tạo về hình thức tổ chức lực lượng vũ trang của Đảng - gọn nhẹ, bí mật, linh hoạt, nằm trong dân, hòa với dân, thường xuyên hoạt động trong lòng địch... Với tinh thần dũng cảm vô song, lối đánh táo bạo và thông minh, sự hy sinh to lớn của lực lượng biệt động đã góp phần xứng đáng tạo nên hiệu quả chiến lược lớn của cuộc tổng tiến công.

Sức mạnh dân tộc và thời đại

Theo Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên (Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam), những kinh nghiệm từ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã thực sự là bài học sâu sắc, ý nghĩa như một cuộc tổng diễn tập để 7 năm sau đó, khi thời cơ đã chín muồi, quân và dân ta tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Ất Mão 1975. Trong đó, nổi bật lên những vấn đề về chỉ đạo và điều hành chiến tranh là phải đánh giá đúng về địch, về ta; có chủ trương, quyết tâm chiến lược chính xác; phối hợp chặt chẽ khả năng chiến đấu giữa ba thứ quân; phát huy được sức mạnh của mọi lực lượng và của toàn dân...

Cũng như nhiều nhân chứng lịch sử đã đi qua cuộc Tổng tiến công, Thiếu tướng Phan Văn Lai (Anh hùng LLVTND) chia sẻ, chính nhờ sức mạnh đoàn kết giữa Nhân dân và các lực lượng cách mạng đã giúp bảo vệ an toàn các cơ quan của Đảng, bộ chỉ huy chiến dịch toàn khu, xây dựng và bảo vệ được các bộ phận an ninh mật cắm ở địa bàn nông thôn, giúp đấu tranh trấn áp phản cách mạng và đã thu được thành quả chưa từng có.

Còn theo Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chỉ có ở trong cuộc mới nhận thấy được vai trò của chiến dịch này đối với cục diện chiến tranh, là cách đánh địch hiệu quả với ba mũi giáp công chính trị, quân sự, binh vận. Cuộc Tổng tiến công diễn ra trong hơn 300 ngày đêm là một sáng tạo độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, tạo điều kiện để quân dân ta thực hiện tiến trình vĩ đại giải phóng đất nước.

Những cuộc hội thảo, tọa đàm vừa qua cũng đều khẳng định, 50 năm đã trôi qua, chúng ta đã có thêm những đánh giá đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn về tầm vóc, ý nghĩa của thắng lợi lịch sử của chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Đồng thời, đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy để vận dụng, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ