Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

60% người lành nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh

Kinhtedothi - Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Kháng kháng sinh: Từ nghiên cứu tới hành động” do Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức JICA tổ chức sáng 11/1.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án “Nghiên cứu cơ chế lan truyền và xây dựng mô hình giám sát vi khuẩn kháng đa thuốc trong chuỗi thực phẩm tại Việt Nam” (SATREPS). Dự án do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ với sự tham gia của 6 viện nghiên cứu và các trường ĐH hàng đầu Nhật Bản, cùng Viện Dinh dưỡng, Trường ĐH Y dược Thái Bình, Viện Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh…
 Ảnh minh họa
Bà Bùi Thị Mai Hương - Khoa Vi sinh vật thực phẩm và sinh học phân tử, Viện Dinh dưỡng cho biết, theo kết quả nghiên cứu ban đầu từ Dự án SATREPS thì thực trạng phổ biến vi khuẩn kháng kháng sinh trong thực phẩm ở Việt Nam đã ở mức báo động. Cụ thể, có hơn 60% người lành mang trùng nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh và khoảng 50% thực phẩm từ gia súc và thủy sản nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh. Đây là hệ quả tất yếu của việc sử dụng kháng sinh trong cộng đồng và chăn nuôi tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là kết quả tương đồng với các nước Đông Nam Á và đều cần có các giải pháp can thiệp, ngăn chặn kịp thời.
Trước đó, để đánh giá mức độ ô nhiễm E.coli (có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng), các nghiên cứu viên đã tiến hành thu thập 330 mẫu thực phẩm phân phối ở các hệ thống chợ, siêu thị và lò giết mổ tại TP Hồ Chí Minh. Kết quả, E.coli sinh men ESBL được phát hiện trong 150/330 mẫu thực phẩm (tương đương 45,5%). Trong đó, tỷ lệ nhiễm cao ở thịt lợn (34,8%), thịt bò (34,3%), cá/tôm (29,3%). Đáng báo động là, tỷ lệ ô nhiễm vi khuẩn E.coli sinh ESBL từ các mẫu thịt gà thu thập từ các lò giết mổ lên đến 100%. Nguyên nhân có thể  bị ô nhiễm vi khuẩn trong quá trình giết mổ, sử dụng nước để làm sạch lông.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ đang rất nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm kiểm soát, hạn chế thấp nhất tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam. Trong đó, bên cạnh nâng cao nhận thức cho người dân và chủ động kiểm soát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, tới đây, ngành y tế sẽ đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức cho cán bộ y tế, giám sát việc kê toa.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ