9 tỉnh, TP cùng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI
Kinhtedothi – Từ 22 – 27/9, Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI sẽ diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước”.
Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận do Bộ VHTT&DL, UBND tỉnh Ninh Thuận chủ trì, phối hợp với các tỉnh, TP: Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang,
Trong buổi họp báo về chương trình, Giám đốc Sở VHTT&DL Ninh Thuận Nguyễn Văn Hoà cho biết: “Tại lễ khai mạc với chủ đề “Lung linh sắc màu văn hóa Chăm”, những tiết mục văn hóa đặc sắc nhất của 9 tỉnh sẽ được thể hiện, tạo nên một chương trình đa dạng và cuốn hút, gắn kết các đặc trưng văn hóa độc đáo”.
Ngày hội là dịp tôn vinh, giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm tới bạn bè trong nước và quốc tế. Qua đó, tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, có sự thống nhất và hòa hợp giữa các dân tộc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đồng bào Chăm trong công cuộc đổi mới hội nhập và phát triển; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;…
Chia sẻ về điểm mới trong cuộc thi năm nay, bà Nguyễn Thị Hải Nhung – Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTT&DL) cho biết: “Ngày hội năm nay sẽ tổ chức hội thảo có sự tham gia của các ban, bộ, ngành liên quan, nhà nghiên cứu khoa học và quản lý văn hóa từ T.Ư tới địa phương và các nghệ nhân dân tộc Chăm để trao đổi kinh nghiệm và thảo luận về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch”.
Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao truyền thống và du lịch như trình diễn, giới thiệu lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Chăm; triển lãm quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch, đất nước con người và những thành tựu về kinh tế - xã hội của các địa phương, trình diễn, giới thiệu nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm, nghề làm gốm của dân tộc Chăm; liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Chăm…
Ủy ban Di sản thế giới đồng thuận với định hướng, tầm nhìn bảo tồn và phát triển di sản Hoàng thành Thăng Long
Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Bảo tồn, phát triển văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi
Kinhtedothi- Quá trình hội nhập và phát triển đã đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội chọi trâu
Kinhtedothi - Ngày 20/8, UBND quận Đồ Sơn (Hải Phòng) tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.