Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bảo tồn, phát triển văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi

Kinhtedothi- Quá trình hội nhập và phát triển đã đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Ngày 16/8, UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ngãi và Nam Trung Bộ trong tình hình mới".

Quang cảnh hội thảo.

Theo GS.TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, các tỉnh Nam Trung Bộ có không dưới 30 dân tộc thiểu số đang sinh sống. Điều này tạo nên sự đa dạng văn hóa đáng kể cho toàn khu vực, bức tranh văn hóa càng phong phú, càng có cơ hội để giúp cho việc phát triển kinh tế xã hội cho toàn vùng.

Quy luật tự nhiên, khi di cư đến các khu vực khác, cộng đồng các dân tộc từ thiểu số đến đa số đều đem đến bản sắc văn hóa riêng của mình, mà đôi khi chính nơi họ ra đi có khi không còn giữ được. Đó chính là hiện tượng hóa thạch ngoại biên của văn hóa tộc người.

Bên cạnh việc giữ gìn văn hóa riêng của tộc người, những cộng đồng dân tộc này đồng thời cũng tiếp thu các giá trị văn hóa của tộc người mà họ chung sống để tạo nên những sắc thái văn hóa mới, vừa có nét riêng vừa tạo nên sự đa dạng, phong phú cho mảnh đất mới.

Thay đổi là điều đương nhiên đối với tất cả các hiện tượng. Song, thay đổi để phát triển trên cơ sở những truyền thống đã được xây dựng và vun đắp bằng mồ hôi và xương máu của biết bao thế hệ đi trước, chứ không phải để quên lãng, để xóa đi những giá trị truyền thống đó, như vậy sớm muộn gì cũng dẫn đến mất gốc, đến diệt vong.

GS.TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

“Như lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021: “văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”, đó cũng là mục đích mà hội thảo hướng đến, và sẽ phải có những hội thảo tiếp theo nữa để chúng ta gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa của cha ông”- GS.TS Lê Hồng Lý nói.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu… đã trình bày nhiều tham luận có ý nghĩa sâu sắc nhằm làm rõ thêm các vấn đề về văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc văn hóa và các định hướng, giải pháp để bảo tồn, phát huy trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ, trong đó có Quảng Ngãi.

Đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo.

Quảng Ngãi là nơi hội tụ, cộng cư của đồng bào các dân tộc thiểu số Hrê, Cor, Ca Dong, tập trung chủ yếu ở 5 huyện miền núi.

Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã sáng tạo ra những giá trị di sản văn hóa, truyền thống, giàu bản sắc, được lưu truyền, gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Quá trình hội nhập và phát triển, đất nước ta nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày một nâng lên.

Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian... có nguy cơ mai một, thất truyền.

Đời sống vật chất, mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần chưa đồng đều giữa các vùng miền, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn phát biểu tại hội thảo.

“Hội thảo được tổ chức nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tỉnh Quảng Ngãi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng, các giải pháp cả về lý luận và thực tiễn để văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ngãi và khu vực Nam Trung Bộ được bảo tồn và phát triển, trường tồn với lịch sử văn hóa, hòa chung vào dòng chảy văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam, góp phần vào công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước”- Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn nhấn mạnh.

Vùng sầu riêng Monthong trên đất đồi ở Quảng Ngãi

Vùng sầu riêng Monthong trên đất đồi ở Quảng Ngãi

Quảng Ngãi tìm hướng "giải cơn khát" cho huyện 24.000 dân

Quảng Ngãi tìm hướng "giải cơn khát" cho huyện 24.000 dân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ