Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ả Rập Saudi sẽ không tái áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ vì vụ sát hại nhà báo Khashoggi

Kinhtedothi - Ả Rập Saudi khẳng định, nước này không có kế hoạch tái áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ mặc dù mối quan hệ giữa Riyadh với các nước phương Tây đang căng thẳng do vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.

Trả lời hãng tin Tass của Nga ngày 22/10, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi Khaled al-Faleh tuyên bố Riyadh "không có ý định" tái diễn sự kiện 1973.
Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi Khaled al-Faleh. 
“Trong nhiều thập kỷ, chúng tôi đã thực hiện chính sách sản xuất dầu mỏ như một công cụ kinh tế có trách nhiệm và chúng tôi đã không để yếu tố chính trị chi phối việc này”, hãng tin Tass trích dẫn phát biểu của Bộ trưởng Faleh trong buổi trả lời phỏng vấn ở Riyadh.
Ông Faleh cũng khẳng định, nếu giá dầu mỏ tăng quá cao, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại và có thể gây suy thoái toàn cầu.
Theo Bộ trưởng Faleh, quan điểm của Ả Rập Saudi là sẽ duy trì các chính sách hiện thời nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thế giới. 
Ông Faleh đưa ra tuyên bố trên trong khi xuất hiện lo ngại Ả Rập Saudi có thể sử dụng hoạt động xuất khẩu dầu như một "vũ khí" chính trị như năm 1973 do căng thẳng leo thang liên quan đến cái chết của nhà báo Khashoggi.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ xảy ra năm 1973 khi các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), trong đó có Ả Rập Saudi, ban hành lệnh cấm vận trừng phạt các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur. Theo lệnh cấm vận này, OPEC cấm xuất khẩu dầu mỏ sang một số nước như Mỹ, Nhật Bản... gây ra một cuộc khủng hoảng dầu mỏ chưa từng có.
Nhà báo Khashoggi, quốc tịch Ả Rập Saudi và sinh sống tại Mỹ, đã mất tích từ ngày 2/10 sau khi tới Lãnh sự quán ở Istanbul. Theo báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, nhà báo Khashoggi thường viết các bài báo chỉ trích Ả Rập Saudi, đặc biệt liên quan tới chiến dịch tại Yemen.
Vụ việc liên quan đến nhà báo Khashoggi đã khiến quan hệ giữa Ả Rập Saudi và các nước phương Tây rạn nứt nghiêm trọng. Sau 2 tuần phủ nhận, Chính phủ Ả Rập Saudi hôm 20/10 đã lên tiếng xác nhận nhà báo Khashoggi bị chết trong vụ ẩu đả bên trong tòa Lãnh sự quán Ả Rập Saudi tại Istanbul.
Hiện Ả Rập Saudi đang vấp phải sự chỉ trích và sức ép của dư luận quốc tế, gồm cả các nước đồng minh. Các cường quốc châu Âu gồm Anh, Pháp và Đức đã thể hiện một lập trường thống nhất, yêu cầu chính quyền Ả Rập Saudi làm rõ quá trình nhà báo trên tử vong trong lãnh sự quán Saudi tại Istanbul.
Australia, Canada, Liên Hợp quốc và Liên minh châu Âu cũng yêu cầu sự rõ ràng hơn về cái chết của Khashoggi.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ