Ăn thịt mà không cần chăn nuôi và giết mổ động vật
Kinhtedothi - Điều gì sẽ xảy ra nếu có một cách để ăn thịt mà không cần chăn nuôi và giết chết hàng tỷ động vật mỗi năm, điều góp phần gây ra khủng hoảng khí hậu và có nguy cơ làm tăng mứccholesterol trong động mạch con người?
Hiện các nhà khoa học Mỹ đã có hướng đi mới, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, sở thích ăn thịt của con người nhưng giảm thiểu giết động vật.
Làm thịt từ nuôi cấy tế bào
Uma Valeti, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Upside Foods, cho biết: “Thịt nuôi cấy là thịt thật được nuôi trực tiếp từ tế bào động vật. Những sản phẩm này không thuần chay, hay có nguồn gốc thực vật, chúng là thịt thật, được tạo ra nhưng không giết mổ động vật”.
Valeti cho biết thêm: “Quá trình sản xuất thịt nuôi trồng tương tự như sản xuất bia, nhưng thay vì phát triển men hoặc vi khuẩn, chúng tôi phát triển tế bào động vật".
Các nhà khoa học bắt đầu bằng cách lấy một mẫu tế bào nhỏ từ động vật nuôi như bò hoặc gà, sau đó xác định các tế bào có thể nhân lên. Từ đó, họ đặt những tế bào này trong một môi trường sạch sẽ và được kiểm soát, đồng thời cung cấp cho chúng những chất dinh dưỡng thiết yếu mà chúng cần để tái tạo một cách tự nhiên.
Phát triển từ sản xuất trong phòng thí nghiệm sang sản xuất sản phẩm trong các cơ sở thương mại, một số công ty đang rời xa thuật ngữ “thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm”, người phát ngôn của Mosa Meat, một công ty công nghệ thực phẩm có trụ sở tại Hà Lan, cho biết. Thay vào đó, các công ty này gọi nó là "thịt nuôi cấy", hoặc "thịt không giết mổ".
Giáo sư David Kaplan - Đại học Tufts, Massachusetts, Mỹ cho biết, sản xuất thịt nuôi cấy dựa trên lĩnh vực kỹ thuật mô - nuôi cấy mô người trong phòng thí nghiệm để sửa chữa và tái tạo y tế.
Các nhà khoa học bước đầu tiên lấy mẫu tế bào từ động vật bằng cách thu hoạch một mẩu mô nhỏ được lấy thông qua sinh thiết, phân lập tế bào từ trứng hoặc thịt được nuôi theo phương pháp truyền thống hoặc lấy tế bào từ ngân hàng tế bào.
Bước thứ hai là xác định các chất dinh dưỡng - vitamin, khoáng chất và axit amin - để các tế bào tiêu thụ. Mẫu tế bào mất khoảng hai tuần để phát triển thành kích thước mong muốn.
Tiếp theo là chuyển đổi thịt thành thành phẩm, cho dù đó là ức gà hay bánh mì kẹp thịt bò hay bít tết.
Việc tạo ra thịt nuôi cấy càng giống với thịt thông thường càng tốt vẫn là một công việc đang được tiến hành. Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng có thể là do hương vị của thịt truyền thống bị ảnh hưởng bởi vô số yếu tố liên quan đến quá trình nông nghiệp.
Ngoài việc giảm thiểu việc giết mổ động vật, thịt nuôi cấy cũng có thể giúp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính như carbon dioxide và metan. Ngành sản xuất thực phẩm chịu trách nhiệm cho khoảng một phần tư lượng khí thải nhà kính toàn cầu, hầu hết trong số đó là từ nông nghiệp chăn nuôi.
Theo Liên Hợp quốc, phương tiện giao thông cần thiết cho nông nghiệp thải ra cả khí mê-tan và carbon dioxide, đồng thời việc dọn sạch đất và rừng cũng thải ra carbon dioxide.
Giảm nuôi động vật để lấy thịt sẽ không cần hàng trăm triệu mẫu đất để trồng cây làm thức ăn cho chúng.
David Kaplan - giáo sư y sinh Trường Đại học Tufts, Massachusetts, Mỹ - cho biết: “Loại thịt mới này sẽ làm giảm nhu cầu nước và giảm một số dòng chất thải chảy ra từ các cơ sở chăn nuôi gia súc. Các dòng chất thải có chứa carbon dioxide và metan là nguyên nhân tạo ra các luồng khí thải lớn vào khí quyển”.
Những ích lợi cho sức khỏe con người
Ngoài việc góp phần bảo vệ môi trường, người ta đang xem xét loại thịt mới này dước góc độ lợi ích sức khỏe con người.
Giáo sư Kaplan nói: “Bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với đầu vào và đầu ra của hệ thống khi tạo loại thịt mới này, nghĩa là nó ít có nguy cơ bị nhiễm bẩn hơn… Bạn có thể đảm bảo rằng chỉ những phần ngon nhất của thịt mới được đưa vào loại thịt mà bạn nuôi cấy”.
Uma Valeti của Upside Foods cho biết: “Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể sản xuất thịt nuôi cấy với thành phần axit béo của cá hồi, loại axit béo có lợi cho sức khỏe tim mạch”.
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Động vật được nuôi theo cách truyền thống được cho dùng liều cao kháng sinh để chống lại bệnh tật hoặc sự lây nhiễm từ các vi khuẩn như salmonella và E. coli.
Thịt nuôi cấy cũng không cần hormone tăng trưởng tổng hợp, chủ đề tranh luận về tác động tiềm ẩn của chúng đối với sức khỏe con người, tuổi dậy thì và ung thư. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ - FDA khẳng định rằng các hormone tổng hợp đã được phê duyệt là an toàn cho người ăn thịt.
Và vì thịt nuôi cấy ít tiếp xúc với môi trường sống, nên nó cũng có thể làm giảm nguy cơ lây lan nhiều virus hơn từ động vật sang người.
Trong khi người dân Singapore có thể thưởng thức thịt nuôi cấy, sản phẩm này chỉ mới được FDA chấp thuận gần đây, Upside Foods sẽ có thể bắt đầu bán các sản phẩm của mình sau khi các cơ sở của họ đã được Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA kiểm tra.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến thận trọng về thịt nuôi cấy. Mới đây, trong thư gửi USDA, một số nhà khoa học thuộc Học viện Dinh dưỡng nhấn mạnh: “Sự cần thiết phải hiểu rõ hơn về ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của các sản phẩm thịt và gia cầm được nuôi cấy. Cũng có rất ít thông tin về khả dụng sinh học của các chất dinh dưỡng trong các sản phẩm thịt được nuôi cấy”.
Hiện mới chỉ có Singapore và Mỹ đã phê duyệt thịt làm từ nuôi cấy tế bào cho người tiêu dùng. Thịt nuôi cấy vẫn còn vài năm nữa mới được bán trên thị trường cho người tiêu dùng Mỹ tại các cửa hàng tạp hóa hoặc nhà hàng và có thể mất tới 20 năm để thay thế một phần đáng kể hoặc toàn bộ thịt truyền thống.
Giáo sư David Kaplan - Đại học Tufts, Massachusetts, Mỹ
Cục ATTP cảnh báo ngộ độc thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên
Kinhtedothi - Ngày 16/2, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã thông tin cảnh báo về tình trạng ngộ độc vào thời điểm mùa Xuân và đầu mùa Hè do người dân sử dụng các thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên.
Trẻ em bị bủa vây bởi các chiêu tiếp thị đồ ăn vặt, thực phẩm 'rác'
Kinhtedothi-Chế độ ăn với những thực phẩm truyền thống, tươi ngon, lành mạnh đang bị thay thế bởi thực phẩm 'rác' đã qua chế biến kỹ và đồ uống chứa nhiều đường, muối, chất béo. Trẻ em và thanh thiếu niên bị bủa vây bởi các hoạt động tiếp thị đồ ăn vặt ở mọi nơi.
Hà Nội triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2023
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn TP Hà Nội năm 2023.